| Hotline: 0983.970.780

Cách ly bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, tập trung xét hỏi về hợp đồng EPC số 33

Thứ Hai 08/01/2018 , 16:07 (GMT+7)

14 giờ chiều nay, phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng  và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trong phần xét hỏi, ngay từ đầu giờ chiều nay, HĐXX đã yêu cầu lực lượng chức năng đưa bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh vào phòng cách li và tiến hành xét hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC.

Trả lời HĐXX, Vũ Đức Thuận, bị truy tố cả 2 tội danh cố ý làm trái và tham ô tài sản cho biết đã cùng Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch PVC ký hợp đồng  EPC số 33 với PVN để làm tổng thầu dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo này thừa nhận việc ký hợp đồng nêu trên khi chưa đủ trình tự, thủ tục. 

Bị cáo Vũ Đức Thuận

Sử dụng trực tiếp vào dự án là bao nhiêu: Khoảng 200 tỉ

Bị cáo nghĩ như thế nào về việc sử dụng sai mục đích như vậy: Do áp lực trả nợ đối với ngân hàng.

Việc góp vốn vào các doanh nghiệp bên ngoài, có nhận được chỉ đạo hay họp HĐQT PVC không: Trịnh Xuân Thanh, bị cáo đáp.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC, cho biết khi ký hợp đồng 33 với PVC là thực hiện theo chủ trương của Tập đoàn. Ông này cho biết chỉ chuyên tâm vào công tác đảng, ông Quý thừa nhận dự thảo hợp đồng 33 khi trình lên còn thiếu các thủ tục, nhưng vẫn ghi vào phiếu đồng ý tin tưởng vào đội ngũ giúp việc cũng như PVC là một đơn vị lớn mạnh.

Ông Quy phủ nhận việc ký vào văn bản đồng ý chủ trương PVN cho PVC tạm ứng tiền mà cho rằng mình chỉ ký vào chủ trương tăng vốn điều lệ đối với một số đơn vị thành viên nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu của tập đoàn.  Trong hồ sơ thể hiện bị cáo Nguyễn Ngọc Quý bỏ phiếu đồng ý với việc tạm ứng tiền.

Trong các cuộc giao ban năm 2011 có được nghe Ban Tài chính báo cáo về khoản tiền tạm ứng cho dự án nhiệt điện Thái Bình 2 không?. Không? HĐQT có chấp thuận lấy khoản tiền tạm ứng để tại cơ cấu hay đầu tư vào doanh nghiêp bên ngoài của PVC, cũng như việc trả nợ ngân hàng cho PVN.

Về lẽ thường khi xin tiền có suy nghĩ về  nguồn gốc ở đâu không? Bị cáo Quý không trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Trong khi đó theo yêu cầu của HĐXX, bị cáo Vũ Đức Thuận cho biết các vấn đề liên quan đến tài chính, tạm ứng đã được đưa ra trong các cuộc họp của HDQT PVC cũng như PVN. 

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên phó Tổng giám đốc PVC khai, việctạm ứng trên 1300 tỉ và 6 triệu USD, sử dụng vào nhiệt điện Thái Bình 2 chỉ 200 tỉ được dụng vào những khoản nào, gồm góp vốn, trả nợ ngân hàng lên đến 700 tỉ đồng.

Việc chi là theo chỉ đạo của ai? HĐXX hỏi: Chỉ đạo của HĐQT, trong đó chủ yếu anh Thanh và anh Quý, bị cáo Tiến trả lời.

Tương tự, bị cáo Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC khai, khi Hợp đồng 33 được ký kết bị cáo chưa bổ nhiệm, từ năm 2014 khi bổ nhiệm mới rà soát lai công việc, sau này đọc lại hợp đồng mới thấy còn sơ sài. Theo bị cáo này đến thời điểm năm 2011 thì các khoản nợ quá hạn lớn, đã có đánh giá về sự tiềm ẩn thua lỗ của PVC. Số tiền tạm ứng của Thái Bình, bị cáo là người ký chi tiền lý giải do tình hình tài chính rất nghiêm trọng, áp lực nợ ngân hàng, ngân hàng siết trên tài khoản, còn một số đầu tư tài chính, theo phương án tăng vốn đã được Hội đồng cổ đông PVC phê duyệt nhưng không có nguồn vốn để góp buộc bị cáo phải thực hiện.

Về việc chỉ đạo những vấn đề này, bị cáo Đạt khẳng định, thực hiện theo nghị quyết của HĐQT, thời điểm đó thành viên HĐQT là Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Quý, Vũ Đức Thuận và ai nữa thì bị cáo không nhớ rõ vì thường xuyên thay đổi.

Xem thêm
Quy Nhơn: Điều tra vụ học sinh lớp 7 bị đánh dã man giữa đường

Tỉnh Bình Định xác nhận Công an xã Nhơn Hội đã chuyển hồ sơ vụ cháu Đ.N.A.K (học sinh lớp 7) bị đánh dã man giữa đường cho Công an TP Quy Nhơn điều tra.

Bình luận mới nhất