| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 01/08/2019 , 08:48 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:48 - 01/08/2019

Cách nào bảo vệ thương hiệu hàng Việt?

Trong quá trình xây dựng thương hiệu Việt và bảo vệ thương hiệu Việt, thì khủng hoảng truyền thông của Công ty Asanzo là một ví dụ điển hình.

Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp báo để thông tin về kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2019 cũng như về giải pháp và trọng tâm trong thời gian tới, vừa diễn ra ngày 30/7/2019, ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại, chính thức xác nhận đã giao vụ Công ty Asanzo cho Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung phối hợp để xác định, làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp này. Dự kiến ngày 30/8/2019, sẽ có kết luận chính thức về đúng sai của Công ty Asanzo.

Người tiêu dùng hoàn toàn ngơ ngác khi họ được nhân danh và bị nhân danh giữa những quy định chồng chéo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Sau khi báo Tuổi Trẻ có loạt bài phanh phui quy trình sản xuất của Công ty Asanzo, Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao vội vàng thu hồi danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đã cấp cho đơn vị này.

Nghĩ mà buồn cười. Sản phẩm được mặc định do người tiêu dùng bình chọn, nhưng người tiêu dùng còn chưa phản ứng gì thì Hiệp hội đã thay mặt giải quyết gọn gàng như một cách tránh né rủi ro.

Càng buồn cười hơn, sau khi Công ty Asanzo huy động đội ngũ luật sư am tường luật thương mại để nộp đơn khởi kiện báo Tuổi Trẻ, thì người đại diện Hiệp hội lại hùng hổ tuyên bố về những ý kiến cho rằng Asanzo lợi dụng danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao lừa đảo người tiêu dùng hay logo hàng Việt Nam chất lượng cao tiếp tay cho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt và giúp chiếm thị phần khủng cho Asanzo là một sự tưởng tượng, bịa đặt đến trắng trợn.

Câu hỏi đặt ra: Công ty Asanzo có vi phạm xuất xứ hàng hóa không? Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao khẳng định: "Theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Asanzo đã lắp ráp từ nhiều linh kiện và cũng làm chủ thương hiệu, tự thiết kế ý tưởng thay đổi sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng thì ghi nhãn made in Viet Nam, là đúng với nghị định này.

Nhưng báo chí lại kết luận khác và kết quả là, dù cơ quan chức năng chưa chính thức kết luận thì thương hiệu này cũng sập đến nơi, hàng hóa bị trả về, 2.000 gia đình mất việc và các thương hiệu Thái Lan, Trung Quốc đang mở nhà máy mới, mở rộng thị trường.

Điều này dẫn đến hàng loạt bài với những cái tựa lấp lửng hỏi Asanzo có phải là hàng Việt Nam chất lượng cao? Nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phải trả bao nhiêu tiền?... kèm với bức tranh truyền đi một kết luận quá mạnh mẽ đã là cảm hứng cho bao nhiêu bài buộc tội tàn độc khác".

Công ty Asanzo chỉ sản xuất hàng điện tử, mà các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc đánh giá, thì những mặt hàng phức tạp hơn nữa làm sao kiểm soát nguồn gốc xuất xứ? Hiện nay xu hướng hàng hóa “made in Viet Nam” đang nở rộ, từ máy bơm nước đến xe ô tô, nếu không có cơ chế quản lý minh bạch thì khó tránh khỏi một thị trường bát nháo trong tương lai.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm