| Hotline: 0983.970.780

Cách tiếp cận mới về chuyển đổi sinh thái xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19

Thứ Năm 11/11/2021 , 13:58 (GMT+7)

Lý thuyết sinh thái - xã hội được phát triển để tạo ra tri thức kết nối xã hội và tự nhiên, từ đó giúp phát triển hài hoà giữa hai yếu tố này.

Các diễn giả thảo luận sôi nổi tại Tọa đàm 'Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách'

Các diễn giả thảo luận sôi nổi tại Tọa đàm “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách”

Đông Nam Á là khu vực phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình, với lúa nước là cây lương thực truyền thống. Nền nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực chủ yếu tập trung vào các ngành chính là trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu gạo và một số loại nông sản khác như cà phê, thủy hải sản ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam luôn chú trọng đầu tư phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch với mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh các phương thức canh tác truyền thống, nông dân đã từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại và phương thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tính chất liên vùng giữa sản xuất và nông nghiệp và tương tác liên ngành giữa nông nghiệp và dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến ở các vùng sản xuất lúa gạo lớn của Việt Nam như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Một số nghiên cứu dưới đây đã phân tích cách ưu điểm, nhược điểm của sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, nhận định về định hướng phát triển và những thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.

Tác động kép của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã tàn phá nặng nề và ảnh hưởng đến nền tảng cơ bản của nông nghiệp và đe dọa đến an ninh lương thực. Đại dịch Covid-19 – một nguy cơ toàn cầu khác đã tiếp tục làm gián đoạn nhiều hoạt động trong nông nghiệp và chuỗi cung ứng ở các nước. Thách thức chưa từng có do Covid-19 đặt ra đòi hỏi những hành động khẩn cấp và quyết liệt để đảm bảo an ninh lương thực, duy trì sinh kế của con người.

Do đó, Tọa đàm “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách” do Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQHGN tổ chức ngày 10/11/2021 đã đưa ra một cách tiếp cận mới về chuyển đổi sinh thái xã hội (SET) trong phân tích các vấn đề sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và chủ quyền lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu và Covid-19 ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á;

Cũng như đánh giá các chính sách về nông nghiệp, an ninh lương thực, chủ quyền lương thực của quốc tế để từ đó đề xuất các hàm ý chính sách cho Việt Nam, hướng tới một sự thay đổi mô hình mới trong phát triển nông nghiệp bền vững và hệ thống lương thực trong phát triển nền kinh tế xanh.

Chuyển đổi sinh thái - xã hội là cách tiếp cận phát triển mới trong đó có sự dịch chuyển của hệ thống xã hội, vốn có sự tách biệt tương đối với hệ thống tự nhiên, sang một hệ thống tích hợp hài hoà các yếu tố tự nhiên và xã hội (Bruckmeier, 2016).

Theo tiếp cận SET, nông nghiệp được coi là một trong bốn lĩnh vực cấu thành bộ tứ tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau từ đất, nước, không khí, động vật, con người, thực vật và thực phẩm.

Ngày nay, các phương pháp nông nghiệp đã được phát triển mạnh mẽ liên tục kể từ sau Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, và thậm chí còn hơn thế nữa kể từ “cuộc cách mạng xanh” vào những thập kỷ giữa của thế kỷ 20. Tuy nhiên, ở quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác, những kỹ thuật và công nghệ hiện đại mà nông dân áp dụng để tăng sản lượng cũng phần nào gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách ngày càng nhận thức được những hạn chế của các hệ thống nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ở một số quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), đang đứng trước ngã ba đường của việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hay việc lựa chọn thực hiện những cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, vấn đề chủ quyền lương thực/chủ quyền thực phẩm đòi hỏi có những điểm cần thích ứng với những bối cảnh trên.

Tiếp cận SET là một điểm khởi đầu mà chúng tôi tin rằng có thể cung cấp nhiều ý tưởng và giải pháp giúp giải quyết những thách thức lớn về phát triển nông nghiệp với các khái niệm và quan điểm mới như an ninh lương thực và chủ quyền lương thực.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.