| Hotline: 0983.970.780

Cách trồng, chăm sóc và bón phân cho nho Hạ Đen

Thứ Ba 22/09/2020 , 07:30 (GMT+7)

Trước đây ở miền Bắc chỉ lác đác một số gia đình có giàn nho nhỏ kiểu như giàn mướp trồng để ăn chơi chứ không hề có vùng sản xuất hàng hóa.

Mô hình trồng nho Hạ Đen của anh Vinh ở thị trấn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: PV.

Mô hình trồng nho Hạ Đen của anh Vinh ở thị trấn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: PV.

Từng có nhiều thử nghiệm đưa giống nho nội ở Ninh Thuận ra Bắc hay nhập giống nho Pháp về đều thất bại. Giờ có hướng đi mới là nho Hạ Đen của Đại học Nông lâm Bắc Giang. Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Nông, Lâm nghiệp thuộc trường đã tiến hành chuyển giao mô hình đến một số tỉnh, thành như Sơn La, Cao Bằng, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên với tổng diện tích khoảng 20 ha.

Theo các nhà khoa học Hạ Đen là giống nho á nhiệt đới có nguồn gốc nhập từ Đài Loan mà xa nữa là từ Nhật Bản, có đặc tính khác hẳn với giống nho nhiệt đới của Ninh Thuận. Nếu để tự nhiên giống này sẽ cho quả quanh năm, tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật như xử lý cắt tỉa, phun chất điều tiết sinh trưởng, đã làm cho nho Hạ Đen ra quả 2 vụ/năm. Phải áp dụng cả gói quy trình kỹ thuật từ làm mái che, chăm sóc, bón phân đầy đủ thì mới chắc chăn thành công được.

Nho Hạ Đen thích ứng khá rộng, từ đất ruộng, đất bãi đến đất đồi núi thậm chí cả đất bạc màu nhưng cần phải tuyệt đối không để bị ngập nước. Đầu tư tất tật từ giống, mái che, vật tư phân bón, công khoảng trên 1 tỉ/ha, tương đương 1 sào khoảng 40 triệu trong đó xây dựng cơ sở vật chất (cây giống, dựng cọc, làm giàn, kéo màng che phủ) chiếm khoảng 30 triệu, còn lại là công làm giàn, công lao động, vật tư nông nghiệp…

Tuy chi phí khá cao nhưng khung giàn có thể dùng trong 20 năm, màng phủ 2 năm thay thế 1 lần. Với năng suất bình quân đạt 16 – 18 tấn/ha, giá bán 100.000 - 120.000 đồng/kg, ước tính sau 2 năm người nông dân đã có thể thu hồi vốn..

Nho Hạ Đen giai đoạn còn non. Ảnh: PV.

Nho Hạ Đen giai đoạn còn non. Ảnh: PV.

Phân bón:

Thời kỳ cây con (tính cho 1 ha):

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng, giai đoạn này khoảng 2 tháng bón phân một lần. Phân bón cho giai đoạn nầy có thể dùng phân hữu cơ sinh học đạt tiêu chuẩn định lượng quy định với số lượng 4.000 kg/ha hoặc phân hóa học gồm Urê 650 kg + Supe lân Lâm Thao 1.000 kg/ha + Clorua kali 450 kg/ha, vôi 1 tấn/ha và 20 tấn/ha phân chuồng ủ hoai.

Chia ra các lần bón như sau:  Bón lót: Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép, đào hố bón 8-10 kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày. Bón thúc lần 1 khi cây nho mới bén rễ, bón 650 kg phân hữu cơhoặc 75 kg Urê + 100 kg Supe lân Lâm Thao + 45 kg Clorua kali.  Bón thúc lần 2 khi 2 tháng sau trồng, bón 650 kg phân hữu cơ hoặc 75 kg Urê + 100 kg Supe lân Lâm Thao + 45 kg Clorua kali. Bón thúc lần 3 sau 4 tháng trồng, bón 1.350 kg phân hữu cơ hoặc 150 kg Urê + 180 kg Supe lân Lâm Thao + 85 kg Clorua kali. Bón thúc lần 4 sau 6 tháng  trồng, bón 1.350 kg phân hữu cơ hoặc 150 kg Urê + 200 kg Supe lân Lâm Thao + 85 kg Clorua kali.

Cách bón: Bón quanh gốc kết hợp xới xáo chunh quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong theo nước ngay.

Thời kỳ kinh doanh (tính cho 1 ha/1 vụ nho)

Phân chuồng: Bình quân khoảng 20 tấn/ha/vụ (chỉ bón cho vụ Đông Xuân), bón ngay khi thu hết trái vụ trước. Phân hóa học, bón theo công thức NPK Lâm Thao là 184-160-200 kg/ha/vụ. Trường hợp nho phát triển kém hoặc bộ rễ bị thương tổn, có thể sử dụng thêm phân bón lá như Agrostim, K-humat…Có thể sử dụng một số loại phân bón lá có hàm lượng canxi cao như Canxibore vào các giai đoạn trước khi trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn.

Cắt tỉa quả. Ảnh: PV.

Cắt tỉa quả. Ảnh: PV.

Phòng trừ sâu bệnh:

Trong quá trình làm khảo nghiệm cũng như ở các mô hình trồng thực tế ở phía Bắc thấy cây nho bị chủ yếu các loại sâu, bệnh phá hại như sau sâu xanh da láng, bọ trĩ, bọ cánh cứng, sâu tơ, bệnh sương mai, phấn trắng, thán thư, thối cuống quả. Bà con có thể sử dụng các loại thuốc BVTV như sau: Thuốc trừ sâu: SieuFatoc 36 ec, Actara 25WG, thuốc trừ sâu sinh học Anisafsh01; Thuốc trừ bệnh; Zimvil 720WP, Antracol, Amistartop 325SC. Chú ý theo đúng thời điểm, liều lượng, thời gian cách ly của nhà sản xuất.

Nông dân hỏi, Lâm Thao trả lời

 Tại sao Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao lại sản xuất nhiều chủng loại phân bón như vậy?

Trả lời:

Chúng ta biết rằng mỗi loại cây trồng trên các loại đất khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau, ví dụ cây rau cần nhiều đạm hơn cây lấy gỗ. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nó cần các dinh dưỡng với liều lượng và tỉ lệ khác nhau như giai đoạn đầu cây trồng cần nhiều lân để phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt như chống rét cho cây, giai đoạn sau cây cần đạm để phát triển thân, lá, kích thích sự đẻ nhánh, phân cành, làm tăng sinh khối. Cây trồng cần nhiều kali để tăng cường sự vận chuyển các chất dinh dưỡng để tổng hợp từ lá về quả, củ, hạt, làm to củ, chắc hạt, sáng vỏ. Kali làm tăng cường liên kết trong cây làm cứng cây, đanh rảnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Nước ta có rất nhiều vùng đất với đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau như đất phù sa, đất bạc màu, đất chua phèn, đất đỏ Bazan, đất pherarit… các loại đất với tính chất khác nhau dẫn đến cơ cấu cây trồng khác nhau. Ông cha ta có câu “Đất nào cây ấy, cây nào phân đấy”. Để đáp đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, từng vùng đất khác nhau nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao sản xuất nhiều chủng loại phân bón khác nhau như: Supe lân, lân Nung chảy, là NPK-S các loại phục vụ cho các quá trình bón lót, bón thúc và chuyên dùng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được Supe lân cả lân Nung chảy.

Phân bón Lâm thao có những ưu điểm gì?

Trả lời: Các nhà máy sản xuất phân bón Lâm Thao cơ bản được xây dựng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách mỏ Apatit Lào Cai nơi cung cấp nguyên liệu sản xuất phân bón, rất gần, lại có hệ thống đường sắt cung cấp rất thuận tiện làm giảm chi phí sản xuất. Phân bón chứa lân Lâm Thao sản xuất từ quặng trong nước không phải nhập khẩu, sản lượng sản xuất rất lớn, với công suất 1,8 triệu tấn/năm nên có điều kiện giảm giá thành. Phân bón Lâm Thao ngoài các thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung thêm các thành phần trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác có thể có hoặc không có như lưu huỳnh, can xi, magie…

Phân bón Lâm Thao có thành phần lân hữu hiệu giúp cây nảy mầm phát triển nhanh bộ rễ và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng chống lại thời tiết giá rét, chữa bệnh nghẹt rễ, cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối nên có sức đề kháng cao chống lại sâu bệnh, giảm được sử dụng thuốc trừ sâu, cây lúa cứng cây có độ đàn hồi tốt không bị đổ khi bão.

Khi cây lớn có bộ rễ phát triển lại có thành phần lân không tan trong nước không bị rửa trôi. Cây trồng tiết axit qua bộ rễ để hấp thu dinh dưỡng làm cho hiệu quả bón phân cao hơn. Phân bón Lâm Thao có các thành phần lân phù hợp với đất trung tính, lại có các thành phần cải tạo đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng. Phân bón Lâm Thao cũng có các loại hữu cơ khoáng nhằm cải tạo đất ở những nơi thiếu phân chuồng. Giá phân bón Lâm Thao lại phù hợp với thu nhập của bà con nông dân.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.