| Hotline: 0983.970.780

Cách Trung Quốc sử dụng 'big data' theo dõi, ngăn chặn Covid-19

Thứ Sáu 14/02/2020 , 19:47 (GMT+7)

Báo động về virus Corona lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc khiến việc theo dõi nơi mọi người đã đến là rất quan trọng.

Một số thành phố đang theo dõi những người đi phương tiện giao thông công cộng trong khi một số nơi khác ghi lại tên của những người mua thuốc hạ sốt. Ảnh: Bloomberg.

Một số thành phố đang theo dõi những người đi phương tiện giao thông công cộng trong khi một số nơi khác ghi lại tên của những người mua thuốc hạ sốt. Ảnh: Bloomberg.

Giờ đây, bất cứ ai cần bằng chứng rằng họ đã không ở gần trung tâm dịch ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, có thể yêu cầu dữ liệu vị trí từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của họ.

Bằng cách gửi tin nhắn văn bản tới bất kỳ ba công ty viễn thông nhà nước nào của Trung Quốc, người dùng có thể nhận lại tin nhắn hiển thị danh sách các thành phố và tỉnh họ đã đến thăm trong vòng 14 ngày qua. Đây chỉ là một trong những cách mà quốc gia này đã sử dụng kho dữ liệu khổng lồ (“big data” - PV) của mình để theo dõi và ngăn chặn virus.

Trong trận chiến này, Trung Quốc có thể có lợi thế. Nhiều dịch vụ của quốc gia tỷ dân, trong đó bao gồm cả dịch vụ từ các công ty viễn thông, yêu cầu dùng tên thật khi đăng ký. Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ, điều này có thể đã được giới thiệu vì lý do thực tế hoặc để kiểm soát và giám sát xã hội.

Kết quả Trung Quốc đang sở hữu một kho dữ liệu khổng lồ về mọi người trên khắp quốc gia. Nó cho phép các nhà chức trách xây dựng các công cụ có thể dễ dàng theo dõi những người gần đây đã đến Vũ Hán và những người có thể đã liên lạc với những người mang mầm bệnh tiềm ẩn.

Một ví dụ là app "Phát hiện tiếp xúc gần" (Close Contact Detector), được ra mắt trong tuần này bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) thuộc sở hữu nhà nước. Nền tảng, được thiết kế bởi Hội đồng Nhà nước và Ủy ban Y tế Quốc gia, lấy dữ liệu từ các cơ quan y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Đường sắt và cơ quan hàng không của Trung Quốc.

Nền tảng hoạt động rất đơn giản: Bạn đăng ký bằng số điện thoại, nhập tên và số ID (mã số định danh cá nhân) của bạn. Kết quả trả về dựa trên “big data” từ các cơ quan công quyền để xem bạn có làm việc, sống hoặc đi du lịch với một người được xác nhận hoặc nghi ngờ có virus trong vòng hai tuần qua.

Một trong những nguồn quan trọng nhất đã được chứng minh là đường sắt Trung Quốc giờ đây đã có 20 năm dữ liệu về hành khách. Nền tảng bắt buộc đặt chỗ chính thức phải có số ID để ngăn chặn việc phe vé.

"Nếu có một hành khách được xác nhận hoặc nghi ngờ trên tàu, chúng tôi sẽ lấy thông tin liên quan của người đó", ông Zhu Zhu Jiansheng từ Học viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc nói với Tân Hoa Xã tuần trước.

"Hệ thống này cũng có thể hiển thị tên của những người đứng gần hành khách bị nhiễm bệnh và chuyển thông tin đến các bộ phận phòng chống dịch", ông nói.

Các nhà sản xuất của Close Contact Detector nói rằng họ đã ghi lại 100 triệu truy vấn chỉ trong hai ngày kể từ khi ra mắt. Nhưng điều này cũng khiến một số người tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với tất cả dữ liệu thu thập khi khủng hoảng kết thúc.

Trong khi đó, ở tỉnh Vân Nam, chính quyền yêu cầu tất cả cư dân phải quét mã QR thông qua chương trình mini WeChat khi họ tham gia hay rời khỏi bất kỳ nơi công cộng nào. Một số thành phố của Trung Quốc, các hiệu thuốc cũng đã bắt đầu áp dụng hệ thống ghi lại tên thật của khách hàng mua thuốc ho và sốt.

(Lược dịch từ SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất