| Hotline: 0983.970.780

Cái đói cái nghèo vẫn còn đeo bám ở Yên Sơn

Chủ Nhật 06/06/2021 , 09:20 (GMT+7)

Yên Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, giảm nghèo vẫn là bài toán khó giải ở địa phương.

Người dân xã Yên Sơn chủ yếu sử dụng gia súc để cày kéo. Ảnh: Công Hải.

Người dân xã Yên Sơn chủ yếu sử dụng gia súc để cày kéo. Ảnh: Công Hải.

Yên Sơnnghèo thuộc huyện Thông Nông cũ, nay sáp phập vào huyện Hà Quảng. Từ trung tâm huyện cũ đến xã gần 15 km nhưng địa hình chủ yếu là đèo dốc quanh co vắt ngang sườn núi. Người dân sống thưa thớt, nhà cách nhà đến vài trăm mét. Chỉ có một số xóm gần trung tâm xã là các hộ dân sống tập trung.

Nông dân xóm Bình Minh, xã Yên Sơn gieo ngô vụ mới. Ảnh: Công Hải.

Nông dân xóm Bình Minh, xã Yên Sơn gieo ngô vụ mới. Ảnh: Công Hải.

Cả xã có 6 xóm, 240 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông, Dao. Điều kiện tự nhiên nơi đây khắc nghiệt, toàn xã chỉ có hơn 10 ha đất nông nghiệp cấy được lúa, còn lại là đất rẫy khô cằn. Cuộc sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây ngô, một số xóm chỉ độc canh cây ngô như: Ngàm Vạng, Vài Thai. Vào mùa khô, các xóm vùng cao thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Anh Triệu Mình Ta, xóm Vài Thai chia sẻ: Cứ vào mùa khô là người dân trong xóm thiếu nước trầm trọng. Các thành viên trong gia đình phải sử dụng nước tiết kiệm thì mới đủ sử dụng qua mùa khô. Nếu năm nào mưa ít, cảnh thiếu nước vẫn diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình xóm Vài Thai đa phần đồi núi cao, không có các mạch nước ngầm. Tất cả mọi sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa.

“Do thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nên làm gì cũng khó, chỉ trồng được cây ngô, cây đỗ tương thôi. Rồi đường đi lại khó khăn, phải đi bộ 2 tiếng mới đến xóm nên muốn sản xuất cây, con gì cũng bị hạn chế. Muốn nuôi thêm con lợn, con gà để tăng gia cũng không nuôi được vì nước không đủ, anh Ta cho biết thêm”.

Con bò là tài sản giá trị nhất của gia đình anh Đặng Phụ Phâu, dân tộc Dao đỏ, xóm Ngàm Vạng. Ảnh: Công Hải.

Con bò là tài sản giá trị nhất của gia đình anh Đặng Phụ Phâu, dân tộc Dao đỏ, xóm Ngàm Vạng. Ảnh: Công Hải.

Vài Thai và Ngàm Vạng là hai xóm khó khăn nhất của xã Yên Sơn, 100% là dân tộc Dao và Mông, gần 100% hộ dân là hộ nghèo. Nhiều năm qua, hai xóm này gần như tách biệt với trung tâm xã vì không có đường giao thông đi lại, muốn đến xóm phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Lại thiếu nước, không có sóng điện thoại nên cuộc sống rất khó khăn.

Đi theo con đường mới mở đến xóm Ngàm Vạng, chúng tôi đến thăm gia đình anh Đặng Phụ Phâu, dân tộc Dao đỏ. Trong căn nhà anh chả có gì đáng giá ngoài chiếc xe máy cũ và con bò để cày ruộng.

Anh Phâu tâm sự: Tôi mới lập gia đình, con còn nhỏ nên hai vợ chồng chỉ quanh quẩn ở nhà trồng hơn 1.000 m2 ngô và ít đỗ tương. Do đó, gia đình vẫn là hộ nghèo, thiếu đói thường xuyên nhất là dịp giáp hạt. Đầu năm 2021, tuyến đường ô tô mở đến đầu xóm đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Mong nhà nước đầu tư thêm các công trình nước sinh hoạt, sản xuất để người dân có thể tăng gia, sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Người dân xóm Ngàm Vạng, xã Yên Sơn phải treo điện thoại trước cửa nhà để dò sóng. Ảnh: Công Hải.

Người dân xóm Ngàm Vạng, xã Yên Sơn phải treo điện thoại trước cửa nhà để dò sóng. Ảnh: Công Hải.

Từ nhiều năm nay, công tác giảm nghèo luôn là vấn đề khiến cấp ủy, chính quyền địa phương ở Yên Sơn trăn trở. Từ chương trình 30a, Yên Sơn được đầu tư về giao thông, thủy lợi, bể nước sinh hoạt, mở các lớp tập huấn, dạy nghề về chăn nuôi, trồng trọt để bà con phát huy nội lực, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Hằng năm, các hộ nghèo đều nhận được sự hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, lương thực cứu đói lúc giáp hạt… nhưng do trình độ dân trí thấp, bà con vẫn còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước, việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, làm cho Yên Sơn chậm phát triển, đói nghèo vẫn đeo bám hằng năm. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm gần 70%.

Tuyến đường ô tô mới mở đến xóm Ngàm Vạng, xã Yên Sơn giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: Công Hải.

Tuyến đường ô tô mới mở đến xóm Ngàm Vạng, xã Yên Sơn giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: Công Hải.

Ông Lục Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho biết: Ngoài nông nghiệp, người dân tại các xóm không có ngành nghề khác nên mức thu nhập bình quân thấp. Vài năm gần đây, nhiều dự án thí điểm trồng các loại cây hàng hóa đã triển khai tại xã như cây lạc, cây trúc nhưng số hộ trồng còn ít, diện tích manh mún, chủ yếu ở các xóm xung quanh xã còn các xóm vùng cao thiếu nước nên không triển khai được.

“Vấn đề thoát nghèo của xã còn lắm gian nan, vất vả. Yên Sơn đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ các cấp chính quyền để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, hệ thống nước sinh hoạt, sản xuất để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững”, ông Đức cho biết thêm.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.