| Hotline: 0983.970.780

Cải thiện sinh kế miền núi phía Bắc

Thứ Ba 11/09/2012 , 11:05 (GMT+7)

Hội thảo “Hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) ở vùng miền núi phía Bắc- thành công và bài học kinh nghiệm” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo “Hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) ở vùng miền núi phía Bắc- thành công và bài học kinh nghiệm” vừa được tổ chức tại Hà Nội. 

Các đại biểu đã nghe báo cáo tổng quan về tình hình giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc...

Một tổ chức phi chính phủ ở VN đang hoạt động (trong nhóm Hợp tác phát triển gồm 17 thành viên), nghiên cứu phát triển cộng đồng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, môi trường, phát triển nông thôn, nâng cao năng lực cộng đồng... Hoạt động của nhóm được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cơ quan quản lý Nhà nước với sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước. Đã có 50 dự án được thực hiện trong 5 năm gần đây, tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hoà Bình… trong đó 7 dự án đang hoạt động.

Nổi bật trong số các thành viên của nhóm Hợp tác phát triển có nhiều dự án là: Trung tâm PTNT miền Trung (CRD) 15 dự án, Trung tâm Y tế cộng đồng & phát triển cộng đồng (CEPHAD) 18 dự án. Nhiều dự án khác đang hoạt động là Trung tâm PTNT bền vững (SRD), Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn & miền núi (CISDOMA)…

Theo ông Lê Quốc Hùng, Chủ tịch Nhóm hợp tác phát triển (CDG) thì việc XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với các dự án do các tổ chức phi chính phủ thực hiện rất khó khăn vì đây là vùng nghèo nhất cả nước. Cuối năm 2011 hội nghị các đối tác đầu tư nước ngoài đưa ra con số 47,3% hộ dân tộc thiểu số nghèo kinh niên, 63% đối tượng nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính phủ đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo toàn diện theo chương trình 135 pha 1 và 2, chương trình 30A… hỗ trợ trực tiếp cho 2,2 triệu hộ gia đình, xây 12.646 công trình hạ tầng, hỗ trợ kinh phí cho 926.326 con hộ nghèo đi học, hỗ trợ 544.823 hộ nghèo sửa nhà, cải tạo nhà vệ sinh, di dời chuồng trại chăn nuôi, thành lập 1.570 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý…

Tuy nhiên các chương trình chính sách của Chính phủ vẫn còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực. Chưa huy động được sự tham gia của chính cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với các chương trình và dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ đã tiếp cận nguồn vốn của nước ngoài xây dựng một số dự án XĐGN...

Với phương pháp tiếp cận tham gia cộng đồng là chính, tiếp cận mô hình nhỏ làm thí điểm nhân ra cộng đồng, phát triển kinh tế trên nền tẳng tri thức và văn hoá bản địa. Mặc dù các dự án kết thúc đều thành công nhưng có chung một hạn chế nguồn ngân sách hạn hẹp, năng lực con người hạn chế, quy trình thủ tục phê duyệt dự án phức tạp, chưa tiếp cận được nguồn vốn của Chính phủ.

Qua các dự án triển khai cho thấy, vấn đề tồn tại của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, là thiếu đất và thiếu kiến thức sử dụng đất. Người dân phụ thuộc vào các sản phảm nông nghiệp SX nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng để SX hàng hoá...

Hội thảo đưa ra thông điệp: Các tổ chức phi chính phủ không chỉ hoạt động đơn thuần như những quỹ từ thiện, hay những nhà cung cấp dịch vụ, họ đã và đang chủ động đóng góp ở cấp hoạch định chính sách, giúp Chính phủ VN có những chương trình, dự án hiệu quả sau này, nhằm góp phần đẩy nhanh XĐGN bền vững ở các tỉnh miền núi phái Bắc...

Bà Trần Thị Minh Châu, GĐ Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi cho biết, viện đang chủ trì 3 dự án: Tăng cường năng lực cho hội phụ nữ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Thí điểm mô hình lập kế hoạch cải tạo công trình phúc lợi có sự tham gia cộng đồng tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình; Xây dựng mô hình quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao nằm ngoài khu rừng đặc dụng, tại xã Trung Hoà, huyện Tân Lạc, Hoà Bình.

Theo bà Châu, việc thực hành dân chủ ở cơ sở là cách thức tốt nhất để giảm nghèo hiệu quả và bền vững. Tăng cường năng lực cho cán bộ địa phương là nhu cầu bức thiết hiện nay ở các địa phương miền núi phía Bắc.

Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) hiện có dự án "Sinh kế bền vững v& chất lượng cuộc sống" thực hiện tại 3 tỉnh Hoà Bình, Thái Nguyên và Phú Thọ với 820 hộ gia đình nông dân tham gia, triển khai từ tháng 9/2011 kéo dài đến tháng 8/2014; Dự án nông nghiệp bền vững thực hiện tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên kéo dài từ tháng 7/2011-7/2013.

Cả hai dự án đều tập huấn cho nông dân kỹ thuật SX, kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, kết nối thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi, các loại nông sản nổi tiếng trong vùng như lúa, chè, khoai tây, gừng, chuối… SX theo tiêu chuẩn VietGAP... Theo đánh giá của SRD, thu nhập của các hộ tham gia dự án hệ thống SX giống lúa đã tăng 15-20%, năng suất lúa tăng 30% và giảm các chi phí SX.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.