| Hotline: 0983.970.780

Cảm biến giá rẻ cảnh báo lũ quét

Thứ Năm 07/11/2019 , 12:21 (GMT+7)

Nạn sạt lở và chuồi đất ở các vùng nông thôn và miền núi mỗi năm cuốn trôi nhiều nhà cửa và hoa màu của nông dân Ấn Độ, thậm chí là chết người nay đã có giải pháp khả thi.

Các nhà khoa học nước này cho biết, họ vừa phát triển một công nghệ chi phí thấp có thể phát hiện sớm những điểm có nguy cơ chuồi đất gây ra thảm họa. Tiện ích của thiết bị này là nó được gắn trong điện thoại thông minh.

Thiết bị đã giành được giải thưởng sáng tạo của chính phủ Ấn Độ

Hiện thiết bị này đang được thử nghiệm ở hơn 20 vị trí của bang miền núi Himachal Pradesh, nơi nạn sạt lở gây ra hàng chục cái chết mỗi năm. Theo đó, các cảm biến gia tốc đặt ở những vị trí nguy cơ sạt lở được đấu nối với smartphone của người dân có chứa các ứng dụng la bàn và bản đồ vệ tinh có thể theo dõi diễn biến của từng chuyển động.

Đây là thành tựu của nhóm các nhà khoa học Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) sau nhiều cuộc thử nghiệm và chứng minh nó có thể được sử dụng như một hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, giá thành rẻ, chỉ khoảng 20.000 rupee (282 USD).

Giới chức Ấn Độ cho biết, nạn sạt lở ở Himachal Pradesh rất phổ biến do địa hình đồi núi và lượng mưa nhiều cộng với nạn phá rừng tràn lan và xây dựng trái phép đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

Một trận lũ quét bất ngờ ở khu vực miền núi Ấn Độ

Tiến sĩ Varun Dutt, một kỹ sư máy tính, cùng với đồng nghiệp của mình là tiến sĩ KV Uday, một kỹ sư dân sự đã phát triển ra công nghệ cảnh báo trên, bằng cách sử dụng cảm biến để đo đạc sự chuyển động của đất.

"Khi chúng ta cắm cảm biến xuống đất, gia tốc kế sẽ ghi nhận sự chuyển động của bề mặt đất. Về lý thuyết, đất sẽ di chuyển khi có một lực nào tác động lên nó. Ngay lập tức, nó chuyển một loạt dữ liệu ghi nhận được cho phép chúng tôi theo dõi được sự đứt gãy của đất có thể gây ra tình trạng sạt lở", ông Dutt nói.

Nạn chuồi đất và lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của hàng năm

Tất cả những cảnh báo hành lang ban đầu đều có ý nghĩa lớn giúp việc phát hiện các vụ lở đất lớn hơn một cách nhanh chóng, thậm chí là cả động đất.

Theo đó, thiết bị này sẽ thu nhận các dữ liệu rồi phát ra tiếng động lớn hoặc tự động gửi tin nhắn tới nhà chức trách hoặc chủ thuê bao để họ có thể sơ tán và phòng tránh thiệt hại.

“Hiện chúng tôi đang tiếp tục quảng bá công nghệ này và đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng," ông Uday cho hay.

Hiện các nhà nghiên cứu đang tiến hành áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đồng bộ với các bộ dữ liệu của thiết bị cảnh báo thiên tai này và hy vọng rằng nó có thể phát triển các thuật toán cho phép phương tiện  có thể dự đoán được các vụ lở đất trước 24 giờ hoặc thậm chí một tuần.

 

(BBC)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm