| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng thị sát tình hình sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu 27/09/2019 , 18:04 (GMT+7)

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiến nghị Bộ Tài chính chủ động mua dự trữ 200 nghìn tấn gạo từ tháng 3/2020 và 100 nghìn tấn vào tháng 6/2020 để đảm bảo kế hoạch dự trữ và ổn định giá lúa gạo. 

Chiều 27/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở, sản xuất vụ đông xuân 2019 - 2020 và giải quyết các vấn đề liên quan tuyến cao tốc tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, đấu thầu khởi công tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Đoàn công tác của Chính phủ khảo sát tình hình sạt lở tại biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang).

ĐBSCL: Trên 100 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm

Báo cáo với Thủ tướng về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Những năm gần đây bùn cát từ thượng nguồn đổ về ngày càng giảm, trong khi đó việc khai thác cát ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thay đổi dòng chảy… là những nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở càng nghiêm trọng hơn.

Hiện ĐBSCL có 43 điểm sạt lở bờ biển đặc biệt nghiêm trọng.

Hiện toàn vùng ĐBSCL có 564 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông. Trong đó, 52 điểm sạt lở bờ biển, 512 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài trên 834 km.

Đánh giá về sạt lở bờ biển, trước năm 2010, diễn biến của sạt lở nói chung ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn, uy hiếp tính mạng và tài sản nhân dân. Trung bình mỗi năm sạt lở làm mất khoảng 300ha đất, rừng ngập mặn ven biển. Hiện có 43 điểm sạt lở được đánh giá là rất nguy hiểm, tổng chiều dài 160km.

Về tình hình sạt lở bờ sông, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện có 59 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, tổng chiều dài 103 km. Trước những diễn biến phức tạp của sạt lở, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo các biện pháp xử lý và phân giao nguồn lực cho các địa phương tổ chức triển khai.

Đồng thời giao các Bộ, ngành phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện. Trong vòng 10 năm gần đây đã bố trí tổng kinh phí 16.067 tỷ đồng để xây dựng công trình phòng chống sạt lở, trong đó 2 năm (2018, 2019) đã bố trí 4.039 tỷ đồng. Ngoài ra, đang rà soát tiếp tục hỗ trợ 4.412 tỷ đồng.

Xây dựng kè bảo vệ đê biển tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

Lũ xuống nhanh, chủ động trữ nước từ trung tuần tháng 10

Năm 2019, lũ đến muộn. Dự báo đầu tháng 10 lũ sẽ đạt đỉnh, trên mức báo động 1 0,2m (Tân Châu 3,7m Châu Đốc 3,3m) và sẽ xuống nhanh sau đó. Mùa mưa trên thượng nguồn sắp kết thúc lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, tổng lượng nước đổ về ĐBSCL sẽ đạt mức mức thấp. Vì vậy, dự báo sẽ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm.

Bộ trưởng cho biết hạn mặn sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100 nghìn ha lúa vụ đông xuân 2019-2020 tại các địa phương như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu. Và khoảng 50 nghìn hộ dân tại các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương cần chủ động trữ nước từ trung tuần tháng 10 tới. Nhất định không để người dân thiếu nước sinh hoạt và đủ nước sản xuất.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, ĐBSCL sẽ xuống giống sớm từ đầu tháng 10 tới.

Báo cáo với Thủ tướng về các giải pháp sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: ĐBSCL sẽ chỉ gieo sạ khoảng 1,55 triệu ha lúa đông xuân 2019-2020, giảm 50 nghìn ha so với cùng kỳ.

Với 50 nghìn ha diện tích giảm này, chủ động chuyển đổi những diện tích chân cao sang cây trồng cạn, diện tích thấp sẽ tăng cường phương thức lúa tôm.

Kế hoạch xuống giống vụ đông xuân năm 2019-2020, Bộ NN-PTNT cho biết sẽ đẩy sớm khung thời vụ ngày từ tháng 10, tùy theo địa hình, tính chất và phương thức gieo sạ. Cụ thể, đợt xuống giống sớm từ ngày 10-30/10/2019, cho vùng nguy cơ hạn cuối vụ tại các tỉnh như: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An... diện tích khoảng 400 nghìn ha. Đợt 1 từ ngày 1-30/11/2019 cho cả 3 vùng thượng, giữa và ven biển với diện tích khoảng 700 nghìn ha. Đợt 2 từ ngày 1-31/12/2019, với diện tích khoảng 400 nghìn ha, giảm 150 nghìn ha so với cùng kỳ.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.