| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/02/2021 , 15:27 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 15:27 - 04/02/2021

Cảm động những chai bia mang tên Hoàng Sa, Trường Sa

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Bia Hoàng Sa, Trường Sa là sản phẩm của một người Việt Nam yêu nước.

Từ đơn đặt hàng của một lãnh đạo hải quân Việt Nam, nay là lãnh đạo bộ quốc phòng, ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty TNHH Seefhrer Premlum Beer, một trong những nhà sản xuất bia Việt Nam, đã dồn rất nhiều tâm sức để trăn trở, suy nghĩ, đã tìm gặp rất nhiều chuyên gia trên thế giới để nhờ tư vấn, giúp đỡ.

Và kết quả là tối ngày 19/1/2021, hai loại bia mang tên hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh, được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình.Tên quốc tế của hai loại bia đó là Hoang Sa special và Trương Sa special.

Tuy được nấu bằng công nghệ Đức nhưng hương vị của bia là một thứ hương vị đậm đà, thanh dịu, rất phù hợp với thị hiếu của người Việt. Việc đó là kết quả của 7 tháng ấp ủ và 5 mẻ thử khác nhau.

Nhưng hai loại bia Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ là hai loại đồ uống. Hai cái tên đó còn mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. Nó là sự nhắc nhở đối với hơn 90 triệu con dân Việt Nam: đừng bao giờ quên lịch sử, đừng bao giờ quên rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Việc ra đời của dòng bia Hoàng Sa, Trường Sa vào ngày 19/1 cũng là một lời nhắc nhở: đó là ngày mà cách đây 47 năm, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm.

Rồi sau đó họ còn tiếp tục xâm chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của chúng ta, trong đó có trận thảm sát Gạc Ma đẫm máu vào ngày 14/3/1988. Dã man hơn, họ còn không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ vào Gạc Ma cứu các nạn nhân, dù đây là thông lệ quốc tế.

Hơn 30 năm qua, vụ thảm sát Gạc Ma vẫn còn làm trái tim mỗi người Việt Nam rỉ máu. Với mỗi người Việt Nam, thì cái tên bia Hoàng Sa, Trường Sa lại trùng với tên của những tấm bia được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho dựng trên hai quần đảo này vào năm 1836 (Minh Mạng thứ 16) để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Cùng với việc dựng bia, nhà vua còn cho đo đạc, lập bản đồ, dựng miếu và trồng cây trên đảo. Vì vậy, việc dùng hai tên Hoàng Sa, Trường Sa để đặt tên cho hai loại đồ uống là bia, lại càng tăng thêm ý nghĩa.

Theo nhà sản xuất Trần Song Hải, thì có rất nhiều cơ duyên đã đưa ông đến với dòng bia mang tên đảo Việt Nam, và cuối cùng, ông đã chọn Hoàng Sa, Trường Sa để thể hiện sự biết ơn, ghi nhớ về lịch sử , nơi cha ông cống hiến quãng đời binh nghiệp.

Hiện tại, lượng bia đưa ra thị trường mới đạt 2.500 thùng/ngày, trong khi đơn đặt hàng rất lớn, trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài.

Trong tương lai, hai dòng bia này sẽ được nội địa hóa nhiều hơn, khiến cho giá bia trên thị trường phù hợp hơn với túi tiền của nhiều người.

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Bia Hoàng Sa, Trường Sa là sản phẩm của một người Việt Nam yêu nước.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm