| Hotline: 0983.970.780

Cam Hà Giang tiêu thụ thuận lợi, được giá

Thứ Hai 15/11/2021 , 15:28 (GMT+7)

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại Hà Giang sẽ có những tác động không nhỏ đến các hoạt động xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang.

So với 2 vụ trước, vụ cam năm nay ở Hà Giang việc tiêu thụ khá thuận lợi. Ảnh: ĐT.

So với 2 vụ trước, vụ cam năm nay ở Hà Giang việc tiêu thụ khá thuận lợi. Ảnh: ĐT.

Niên vụ 2021 – 2022, tổng diện tích cam cho thu hoạch của tỉnh Hà Giang là hơn 7.700ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 77.800 tấn. Cam Hà Giang tập trung chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên.

Đến giai đoạn này, nhiều diện tích cam vàng tại Hà Giang đã cho thu hoạch; diện tích cam sành khoảng hơn nửa tháng nữa bắt đầu cho thu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Giang vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp. Kể từ cuối tháng 10 đến nay, số ca hiện đang điều trị, theo dõi là 2.068 ca. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động thu mua, vận chuyển sản phẩm cam tại các địa phương.

Hỗ trợ người nông dân tiêu thụ cam, tỉnh Hà Giang đã triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Trong đó Sở Công thương Hà Giang là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh Hà Giang triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, phù hợp với diễn biến, tình hình dịch Covid-19.

Vào khoảng đầu tháng 12 dương lịch, diện tích cam sành sẽ vào giai đoạn cho thu hoạch. Ảnh: ĐT.

Vào khoảng đầu tháng 12 dương lịch, diện tích cam sành sẽ vào giai đoạn cho thu hoạch. Ảnh: ĐT.

Sở Công thương Hà Giang chủ động và thường xuyên liên hệ trao đổi với các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trong nước đề xuất hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến tiêu thụ cam của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện vùng cam, Hiệp hội cam sành tỉnh Hà Giang trong công tác kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn phân phối như: Hệ thống siêu thị Aeon, Vinmart &Vinmart+, Big C, SaiGon Coop, Coo.mart… và các sàn thương mại điện tử để xúc tiến tiêu thụ cam đạt tiêu chuẩn, chất lượng.

Ông Giang Đức Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang cho biết, hỗ trợ người trồng cam tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang phối hợp với UBND các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và các đơn vị liên quan, chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng kịch bản tiêu thụ trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ngành NN-PTNT Hà Giang cũng kịp thời, tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu mua, tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện vùng cam Hà Giang và Hiệp hội cam sành tỉnh liên hệ thuê kho tại một số tỉnh, thành phố lớn để dự trữ, bảo quản cam, hỗ trợ bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, online trong trường hợp cấp thiết và phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Đến thời điểm này, tỉnh Hà Giang đã tiêu thụ được gần 3.000 tấn cam vàng. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tín hiệu mừng đối với người trồng cam là giá cam đạt 7.000 đồng/kg. Đây là giá được nhà vườn cho là được giá so với cùng thời điểm vụ cam năm 2020, đồng thời việc lưu thông mua bán diễn ra khá thuận lợi và sôi động.

Từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau là thời điểm thu hoạch cam vàng với sản lượng gần 20,8 nghìn tấn. Đối với cam sành dự kiến đạt sản lượng hơn 58,5 nghìn tấn, thời gian thu hoạch bắt đầu từ cuối tháng 12 năm nay đến trung tuần tháng 3 năm sau. Sau Tết Nguyên đán đến đầu tháng 5 năm sau, cam V2 cho thu hoạch khoảng 800 tấn.

Hiện nay, các sở, ngành đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất có thể tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, các sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ.

Tỉnh Hà Giang xác định, để cây cam phát triển và có chỗ đứng lâu dài, bền vững trên thị trường thì việc thực hiện trồng mới các giống cam sạch bệnh, có nguồn gốc, có năng suất chất lượng là cần thiết. Song song với đó tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ trồng cam thực hiện đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; thống kê toàn bộ diện tích, sản lượng và đơn vị sản xuất cam đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, để triển khai các hoạt động hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Trong vụ cam 2021-2022, tại tỉnh Hà Giang sản phẩm cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 45.700 tấn, cam vàng ước đạt 19.280 tấn.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.