| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nghề làm bao bì cây giống tăng thu nhập lúc nông nhàn

Thứ Bảy 06/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Có dịp ghé thăm ấp Cái Tắc, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), chúng tôi bắt gặp hình ảnh lao động hăng say của người dân tại các cơ sở sản xuất giống cây trồng ở địa phương này.

03-45-06_trnh_thu_thoi_gio_buoi_tru_nhieu_lo_dong_nhn_roi_co_thu_nhp_tu_150_-_200_ngn_dong_tu_viec_lm_bo_bi_cy_giong
Tranh thủ thời giờ buổi trưa, nhiều lao động nhàn rỗi có thu nhập từ 150 - 200 ngàn đồng từ việc làm bao bì cây giống

Ghi nhận của PV Báo NNVN, dọc hai bên đường là hình ảnh các cơ sở chuyên kinh doanh đủ các loại giống cây trồng đặc sản, mang thương hiệu tỉnh Bến Tre như, quýt, chôm chôm nhãn, sầu riêng, bưởi da xanh, ruột hồng, dừa xiêm lùn…với giá bán giao động từ 9.000 – 45.000 đồng/cây (tùy từng loại cây).

Theo nhiều người lao động nhàn rỗi nơi đây cho biết, sau thời gian gieo trồng, khi đến tuổi xuất bán thì chủ các cơ sở giống cây trồng bắt đầu thuê lao động (chủ yếu là phụ nữ) để làm bao bì cho cây giống, nhằm tạo mẫu mã bắt mắt, trước khi xuất bán cho khách hàng.

Công đoạn làm việc rất đơn giản, nhẹ nhàng và rất dễ làm. Cụ thế, người lao động chỉ việc cắt tỉa lớp lá bao bọc xung quanh gốc cây, rồi sau đó cho vào túi ni lông (hay còn gọi là bao bì) và cuối cùng là cho phân bón vào túi ni lông để phủ kính gốc cây. Bằng công việc này, mỗi tháng, người lao động có thu nhập từ 4,5 – 5 triệu đồng/người.

Được biết, cây giống khi đến tuổi xuất bán, được các thương lái ở nhiều nơi đến tận nhà thu mua. Sau đó, được chuyển đi bán ở khắp nơi trong cả nước. Thậm chí, còn bán ra cả nước ngoài.

Bà Trần Thị Hột 60 tuổi, chủ một cơ sở chuyên sản xuất giống cây trồng trên địa bàn xã Hưng Khánh Trung A, cho biết: “Tôi làm nghề sản xuất cây giống khoảng 5 năm nay và thuê lao động, chủ yếu làm việc theo thời vụ, chứ không xuyên suốt, quanh năm. Khi đến vụ, trung bình mỗi ngày, tôi tạo việc làm cho khoảng 10 lao động nhàn rỗi ở địa phương với mức thu nhập từ 150 – 200 ngàn đồng/ngày”.

“Trung bình mỗi ngày tôi bán khoảng 300 cây giống, có lúc đắt hàng lên đến vài ngàn cây. Vì vậy, khi vào vụ, người lao động làm bao bì tại đây xuyên suốt. Cây giống sau khi mua về trồng khoảng 3 năm là cho trái”, bà Hột thông tin.

Chị Tương Thị Cẩm Hoa 42 tuổi, ngụ ấp Cái Tắc, nói: “Tôi làm ở đây 2 năm rồi, đây chỉ là công việc phụ thôi, tranh thủ lúc nông nhàn tôi đến đây để làm. Trung bình mỗi ngày cũng kiếm được từ 150 – 200 ngàn, đủ trang trải cuộc sống gia đình và cho con cái đi học”.

Nghề làm bao bì cây giống đã xuất hiện tại địa phương này từ lâu và công việc này được duy trì thường xuyên, nên đã tạo điều kiện cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có được công ăn, việc làm và thu nhập ổn định. Vì vậy, khi chúng tôi đến, trên nét mặt của từng người đều lộ rõ niềm vui mừng, phấn khởi.

Người lao động sắp xếp cây giống cho gọn gàng
Kiểm đếm số lượng cây giống trước khi xuất bán
Sau khi cắt lớp lá bao bọc bên ngoài, cây giống được cho vào túi ni lông, phủ đầy phân bón
Bón phân vào túi ni lông
Người lao động lúc nào cũng nở nụ cười tươi
Cắt tỉa, loại bỏ lớp lá bên ngoài thân cây trước khi cho vào túi ni lông
Công việc không khó, nhưng đòi hỏi sự khéo léo và nhanh nhẹn

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

HanoPhavico xứng danh người đồng hành tin cậy của các hộ chăn nuôi

HanoPhavico không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng khoa học, hiệu quả, bền vững.