| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh ngư dân trong vòng vây tàu Trung Quốc

Thứ Tư 21/05/2014 , 09:50 (GMT+7)

Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, PV NNVN đã có mặt trên chuyến tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN 476 tiếp cận khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam.

>> Giàn khoan Hải Dương 981 - Phép thử của âm mưu bành trướng

Tàu Trung Quốc hung hãn, tàn bạo tấn công ngư dân

Cách giàn khoan Hải Dương 981 độ 8 hải lý là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, nơi hiện nay đang tập trung khoảng 30 tàu đánh cá của ngư dân TP Đà Nẵng.

Hầu hết các tàu đánh cá của Việt Nam ra khơi đợt này đều treo cờ hòa bình, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu: Ngư dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Các ngư dân vừa đánh cá, vừa bám biển để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường truyền thống mà cha ông họ để lại.

Sau khi phía Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, những tàu cá của Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc tấn công nhưng vẫn không hề nao núng, quyết tâm ở lại, tự khắc phục để tiếp tục bám biển.

Tàu chỉ huy của tổ đội sản xuất gần giàn khoan Hải Dương 981 do chủ tàu Trương Văn Hay (49 tuổi ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng) làm thuyền trưởng, mang số hiệu ĐNa 90235, công suất 765 CV. Trên tàu có 16 ngư dân Việt Nam.

Chỉ trong vòng 3 ngày vừa rồi, tàu ĐNa 90235 liên tiếp bị tàu Trung Quốc tấn công 2 lần gây hư hỏng nặng.

“Họ toàn dùng tàu sắt đi thành từng đoàn hàng chục chiếc. Nhìn từ bên ngoài, ban đầu chúng tôi cứ tưởng là tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc, nhưng đến lúc theo dõi kỹ mới phát hiện đó là tàu bán vũ trang.

Trên tàu không hề có ngư dân, không hề có ngư lưới cụ, mũi tàu được thiết kế theo kiểu tàu chiến, mũi nhọn hoắt, người trên tàu mặc quân phục, đóng thùng chỉn chu. Khi phát hiện tàu đánh cá Việt nam họ tổ chức truy đuổi và hung hãn đâm ngang tàu chúng tôi rất tàn bạo”, ông Trương Văn Hay cho biết.

19-28-42_nh2
Là "tàu cá" nhưng trên tàu không hề có ngư dân, không hề có ngư lưới cụ, mũi tàu được thiết kế theo kiểu tàu chiến, mũi nhọn hoắt

Tổ đội sản xuất của ông Hay ra vùng biển này đã hơn 10 ngày nay. Mặc dù tổ chức đánh bắt thành từng nhóm để có thể kịp thời hỗ trợ nhau, nhưng do lực lượng quá mỏng, thiết bị lại còn thô sơ nên các tàu cá Việt Nam thường xuyên bị truy đuổi, đâm húc.

3 ngày trước, trong lúc đang đánh cá, tàu ông Hay bị hai “tàu cá” Trung Quốc áp sát, truy đuổi. “Họ cứ nhắm ngang thân tàu chúng tôi đâm vào. Tàu họ làm bằng sắt, tàu chúng tôi làm bằng gỗ nên chịu không nổi. Toàn bộ khu vực ca bin bị đâm sập hoàn toàn”.

Vừa khắc phục xong để tiếp tục cùng những ngư dân khác bám biển thì tối hôm trước tàu ĐNa 90235 lại tiếp tục bị đâm.

Rút kinh nghiệm từ lần trước, thuyền trưởng Hay cho tàu chạy hết tốc lực trước sự truy sát của tàu Trung Quốc, tuy nhiên do phía tàu Trung Quốc đã dàn thành đội hình từ trước, tổ chức bao vây tàu cá của ngư dân Việt Nam nên tàu ông Hay và nhiều tàu cá của những ngư dân khác không thể thoát. Cuộc vây ráp, tấn công kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị thủng lan can, hư hỏng nặng.

Để tiếp cận đội tàu Trung Quốc đội lốt tàu ngư dân, chúng tôi lên tàu cá của ông Hay chạy quanh khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981.

Mấy ngày hôm nay, phía Trung Quốc bố trí các tàu cá đội lốt ở vòng ngoài cùng của giàn khoan. Có khoảng từ 50-60 chiếc, toàn tàu sắt mũi nhọn, kích thước nhiều chiếc thậm chí còn lớn hơn cả tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Phát hiện tàu cá Việt Nam, phía Trung Quốc liên tục kêu gọi ngư dân Việt Nam rút khỏi vùng biển bởi đó là ngư trường truyền thống của họ, ngư dân họ đang đánh bắt thủy sản.

Tuy nhiên, khi tàu cá của ngư dân Việt Nam vừa có dấu hiệu tiếp cận vùng biển đặt giàn khoan Hải Dương 981, các tàu “đang đánh bắt thủy sản” Trung Quốc chạy thành đội hình, lần lượt chia từng tốp đánh đuổi tàu Việt Nam.

19-28-42_nh3
Khi phát hiện tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc sẵn sàng lao vào đâm một cách tàn bạo

Thậm chí, khi tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống cách khu vực giàn khoan cả chục hải lý thì tàu Trung Quốc vẫn hung bạo tổ chức bao vây và tấn công bất thình lình.

“Những ngư dân Trung Quốc hàng ngày chúng tôi gặp trong lúc đánh cá với nhau đều rất thân thiện, thường xuyên vẫy tay chào nhau. Nhưng lần này, các tàu cá đội lốt thường xuyên đâm húc, vây ráp tàu đánh cá Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn họ không phải là ngư dân”, ông Trương Văn Hay
cho biết.

Tối 18/5, một cuộc vây ráp của tàu cá Trung Quốc với ngư dân Việt Nam diễn ra hơn 2 giờ đồng hồ trên chính ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Sau nhiều cuộc truy đuổi, các tàu Trung Quốc biết được tàu ông Hay là tàu chỉ huy của tổ đội sản xuất nên họ tập trung hai chiếc tàu khổng lồ mang số hiệu 71075 và tàu 98006 liên tục truy đuổi, đâm húc.

Hàng chục chiếc tàu còn lại được sự hậu thuẫn của hải giám, hải cảnh cũng đồng loạt phát lệnh tấn công tàu cá Việt Nam. Tàu Trung Quốc liên tục quần thảo, bao vây ngư dân, hết nhiên liệu lại có tàu tiếp tế. Kết thúc cuộc vây ráp, 2 tàu cá Việt Nam bị hư hỏng nặng.

Những ngư dân anh hùng

Liên tiếp bị tấn công, tàu thuyền nhiều chiếc bị hư hỏng nặng nhưng điều đáng trân trọng là các ngư dân Việt Nam vẫn kiên quyết bám biển, vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Sau nhiều lần vây ráp, tấn công của tàu Trung Quốc, các cơ quan chức năng Việt Nam đã tạo điều kiện hết sức để các tàu cá bị hư hỏng quay vào bờ sửa chữa. Tuy nhiên tất cả chủ tàu đều quyết tâm chọn phương án tự khắc phục tại chỗ để tiếp tục bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống của mình.

19-28-42_nh5
Ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển

Ông Bùi Mạnh Hùng, Chính trị viên trên tàu 8001 nhận định: “Phía Trung Quốc xua tàu đội lốt tàu cá ra vòng ngoài còn nhằm mục đích cài bẫy tàu kiểm ngư Việt Nam va chạm để quay phim rồi vu vạ lực lượng chấp pháp Việt Nam. Tuy nhiên, phương châm đấu tranh của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam là đấu tranh hòa bình, tuyệt đối không gây hấn, va chạm với tàu Trung Quốc”.

Gia đình thuyền trưởng Trương Văn Hay có 8 anh em làm nghề bám biển. Đợt này, cả 8 người trong gia đình đều xua tàu ra khơi mặc cho sóng to gió lớn, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập. Em trai ông Hay là ông Trương Văn Minh (43 tuổi) là chủ tàu cá ĐNa 90304. Cả hai anh em họ thường xuyên xung phong làm tàu chỉ huy mỗi khi bị tàu Trung Quốc vây ráp.

Nhìn cảnh ông Hay và ông Minh huy động toàn bộ ngư dân trên tàu lao ùm xuống biển giữa lúc sóng to gió lớn để sửa tàu, kịp thời ở lại bám biển ai nấy đều rơi nước mắt.

Máy trưởng tàu ĐNa 90304 tâm sự thêm rằng, mỗi chuyến ra khơi như vậy kéo dài hơn một tháng trời, nếu đánh bắt thuận lợi thì được khoảng vài ba chục triệu, còn đi về tay không là chuyện bình thường.

Khó khăn, nguy hiểm thường trực, nhưng những ngư dân kiên cường không hề nao núng.

Ông Minh khảng khái nói rằng: Tàu Trung Quốc rất lớn, rất mạnh, nhưng đây là ngư trường truyền thống của cha ông chúng tôi nên chúng tôi nhất định phải ra sức bảo vệ. Chúng tôi có công lý, bằng bất cứ giá nào thì người Trung Quốc không thể chiếm ngư trường truyền thống, chiếm miếng cơm manh áo của chúng tôi được.

19-28-42_nh4
Khó khăn, nguy hiểm thường trực, nhưng những ngư dân kiên cường không hề nao núng

Tất cả những người Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển khi nói về những ngư dân đang bám biển nơi này đều hết sức xúc động và thương cảm. Mấy ngày gần đây, tàu Trung Quốc đội lốt dưới dạng tàu cá tỏ ra vô cùng liều lĩnh, thường xuyên tổ chức vây ráp tàu cá Việt Nam, sẵn sàng đâm húc bất cứ tàu nào mà họ bắt gặp.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng tại khu vực này phía Trung Quốc cố tình xua các tàu đội lốt tàu cá ra vòng ngoài nhằm vây ráp các tàu cá Việt Nam và đối phó với lực lượng kiểm ngư, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Các “tàu cá” Trung Quốc đều được trang bị máy quay phim, chia thành 2 loại. Tàu vỏ sắt, chân vịt, mũi rất nhọn ở vòng ngoài và tàu có trang bị thiết bị thu tín hiệu AIS chẳng khác nào tàu quân sự ở vòng trong.

Nhìn sang tàu cá của ngư dân Việt Nam, tất cả đều làm bằng gỗ. Ai nấy cũng lo âu. Vậy mà những ngư dân anh hùng lại xem đó là chuyện bình thường.

Ông Hay, ông Minh hay nhiều chủ tàu mà tôi gặp chỉ có một nguyện vọng: Chúng tôi chỉ mong được hỗ trợ để trang bị thêm phương tiện, máy móc, tàu bè để tiếp tục bám biển. Việc đòi lại chủ quyền, đòi lại ngư trường truyền thống của cha ông, chúng tôi đã xác định là cần mất nhiều thời gian.

Dù có lâu đến mấy, thậm chí có phải hi sinh tính mạng của mình thì những ngư dân như chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm