| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh tôm hùm Phú Yên chết như ngả rạ

Thứ Bảy 27/05/2017 , 13:38 (GMT+7)

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang thống kê thiệt hại do tôm hùm nuôi chết đột ngột ở xã Xuân Phương và phường Xuân Yên (TX Sông Cầu), tuy nhiên theo người nuôi mức thiệt hại là rất nặng, lên đến hàng chục tỷ đồng.

Trước đó, như NNVN đã đưa tin, những ngày gần đây, người tôm hùm ở xã Xuân Phương và phường Xuân Yên đang “méo mặt” vì tôm nuôi bỗng dưng chết đột ngột, gây thiệt hại nặng.

Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cùng Cơ quan Thú y Vùng IV phối hợp chính quyền xã Xuân Phương và phường Xuân Yên tiến hành kiểm tra thực địa, lấy mẫu để xác định nguyên nhân.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, qua kiểm tra trong số tôm bị chết, đa số không có các dấu hiệu bệnh lý lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, chỉ có một vài con có dấu hiệu của bệnh sữa.

Sau đây một là một số hình ảnh ghi nhận tôm hùm chết ở Phú Yên:

09-48-37_18718327_1352730558128393_1650045983_n

09-48-37_18741176_1352730578128391_707892251_n

09-48-37_18762415_1352730601461722_1268673635_n
09-48-37_18762565_1352730634795052_315972254_n

09-48-37_18763231_1352730571461725_1962844524_n

09-48-37_18763231_1352730631461719_1474993604_n

09-48-37_18787981_1352730614795054_276646181_n

Xem thêm
Hồ chứa nước Khe Tâm chuẩn bị đi vào hoạt động

Hồ chứa nước Khe Tâm chuẩn bị đi vào hoạt động. Mít giống hút hàng. Xuất khẩu sắn đặt mục tiêu 2 tỷ USD vào năm 2030. Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất được nguồn gốc vùng trồng.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Canh lửa rừng giữa cao điểm nắng hạn

Đồng Nai Đang cao điểm mùa khô, vùng Đông Nam bộ có những ngày nắng nóng tới 39 - 40 độ C, khiến cho những cánh rừng càng thêm khô khát. Hiện các đơn vị quản lý rừng đang tăng cường lực lượng tuần tra, canh lửa suốt ngày đêm tại tất cả các khu vực trọng điểm nhằm giữ màu xanh cho rừng.

Phát huy giá trị lịch sử ‘Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp’

Sơn La 'Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp' - nơi Đại tướng cùng đoàn quân giải phóng từng dừng chân được bà con bản Nhọt, huyện Phù Yên gìn giữ như ‘báu vật’ của quê nhà.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm