| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh vẻ đẹp 'thôn quê' nơi Trường Sa

Thứ Bảy 03/06/2017 , 07:30 (GMT+7)

Không chỉ là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, là điểm tựa của ngư dân ra khơi bám biển, những hòn đảo ở Quần đảo Trường Sa còn mang những vẻ đẹp nên thơ, với những điều hết sức thú vị.

“Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử

Đẹp dịu dàng Tiên Nữ, An Bang”

(Ca khúc Bâng khuâng Trường Sa của nhạc sỹ Nguyễn Đức Hùng)

Đất đai đa số là cát san hô cằn cỗi, tuy nhiên ngày nay, dưới bàn tay chăm chút của nhiều thế hệ bộ đội đóng quân, những hòn đảo đã khoác lên mình một màu xanh ngút ngàn. Trên đảo, công tác tăng gia SX được đẩy mạnh, đời sống của cán bộ, chiến sỹ ngày càng cải thiện.

Đảo Trường Sa Lớn, đồng thời là Thị trấn của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Trên đảo không chỉ có cán bộ chiến sỹ đóng quân mà còn có nhiều hộ dân làm ăn sinh sống. Đảo có cầu càng hiện đại, có thể cho phép tàu lớn cập bến.

Chào cờ là nghi thức quen thuộc mỗi buổi sáng trên đảo
Trên đảo Trường Sa Lớn có khoảng 10 giếng nước ngọt, có thể cung cấp nguồn nước sinh hoạt và SX quanh năm cho cán bộ chiến sỹ.
Đứa trẻ thích thú với đàn vịt do Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đưa từ đất liền ra trao tặng cho các hộ dân trên đảo.
Cùng với bàng vuông và phong ba là những cây trồng đặc trưng, trên đảo còn có nhiều vườn rau xanh do bộ đội và nhân dân trồng để cải thiện đời sống. Theo các chiến sỹ cho biết, chuối và đu đủ là hai loại cây ăn quả có khả năng chịu hơi mặn của nước biển và phát triển rất tốt, ra quả quanh năm.
Mặc dù là đảo không có nguồn nước ngọt, tuy nhiên đảo Trường Sa Đông ngày nay đã được phủ kín bạt ngàn cây xanh, trong đó tiêu biểu là bàng vuông.
Một vườn cây cảnh trên đảo Trường Sa Đông
Đảo Đá Tây nằm ở  8°51′ vĩ Bắc; 112°11′ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 20 hải lí (37km). Hiện nay, trên đảo Đá Tây A đã xây dựng khu cảng neo đậu và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ ngư dân.
Một tàu cá của ngư dân Phú Yên vào neo đậu ở âu tàu đảo Đá Tây B.
Trên các đảo ở Quần đảo Trường Sa hiện nay đều có chuồng trại để bộ đội tăng gia SX (trong ảnh: chăn nuôi lợn trên đảo Núi Le).

Tại các đảo chìm, khi thủy triệu xuống, mực nước ở các rạn san hô khá thấp, việc đánh bắt cá quanh rạn san hô rất thuận lợi. Bộ đội thường có các lồng cá để nuôi nhốt dự trữ làm thực phẩm (thu hoạch cá lồng tại đảo Tiên Nữ).

Cùng với hệ thống Nhà giàn DK1, đảo An Bang ( nằm ở 7°52′10″ Vĩ Bắc; 112°54′10’ Kinh đông) tạo thành lá chắn quan trọng bảo vệ vùng biển phía tây nam của Tổ quốc. (trong ảnh: Một ca trực gác của chiến sỹ trên đảo).
An Bang là đảo có số lượng cây xanh rất lớn, rợp mát quanh năm, nhất là cây bàng vuông rất phát triển.
Một giàn mướp trĩu quả trên đảo An Bang

Xem thêm
Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu

Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Thu tiền tỷ từ nuôi cá Koi Việt Nam. Tre Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa. Đậu phộng tăng giá 6.000 đồng/kg.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

400 người dập tắt hai vụ cháy rừng ở núi dốc cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) thông tin, sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy của gần 400 người, vụ cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô, thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn đã được khống chế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm