| Hotline: 0983.970.780

Cần giải pháp và chế tài xử lý cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm

Thứ Sáu 02/12/2016 , 13:15 (GMT+7)

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi là vấn đề đang được tỉnh Đồng Nai quan tâm. Hiện nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm có kết quả cao đều được tỉnh triển khai xuống các địa phương.

17-26-20_1
Kiểm tra trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Hưng Lộc, Thống Nhất – Đồng Nai
 

Đó là sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý mùi hôi và ủ phân compost; xử lý bằng hầm biogas có hệ thống xử lý nước thải; chăn nuôi bằng đệm lót sinh học; xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ...

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế tình trạng ô nhiễm vẫn còn nhiều. Có những trang trại lớn chưa xử lý được mùi hôi và nước thải triệt để. Mặc dù, quy định của Bộ TN- MT về xử lý chất thải trong chăn nuôi, một số thông số đã bỏ và giảm xuống nhưng vẫn ít trang trại đạt được.  Thậm chí, quy định mới về xử lý chất thải trong chăn nuôi không đòi hỏi quá cao như trước, nhưng mức xử phạt khá nặng, có thể sẽ lên đến 200 triệu đồng nếu gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Văn Quý, cán bộ Phòng Kỹ thuật môi trường chăn nuôi (Trung tâm KN Đồng Nai) cho biết có nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Dự án biogas đã được triển khai ở Đồng Nai từ năm 2002. Đến nay đã có nhiều trại chăn nuôi quy mô lớn đang sử dụng biogas bạt, hay xây hố ủ phân và rác thải sủ dụng chế phẩm xử lý để phân hủy hoại mục.

Khoảng gần 5.000 hầm biogas đã được triển khai cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từ 30-40 con và có cam kết đánh giá xử lý môi trường. Giải pháp đệm lót sinh học áp dụng trong chăn nuôi còn rất hạn chế vì nhiệt độ cao, không phù hợp với khí hậu phía Nam.

Hiện Đồng Nai đang khuyến khích quy hoạch các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào khu chăn nuôi tập trung, đặc biệt không được chăn nuôi trong khu dân cư. Thực tế, môi trường chăn nuôi hiện có chuyển biến khá hơn những năm trước, nhưng ô nhiễm vẫn cần có những giải pháp phù hợp và áp dụng các biện pháp chế tài mạnh thì mới hy vọng có chuyển biến.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai:

Thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang là điều nhức nhối. Hiện tỉnh đã quy hoạch 139 vùng chăn nuôi tập trung và chọn 4 huyện nằm trong “điểm nóng” chăn nuôi để triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng đường, điện trước như Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.  

Đồng thời, có kế hoạch di dời bắt buộc đối với những trang trại ngoài vùng ưu tiên, ô nhiễm trước. Đồng Nai là vùng chăn nuôi lớn, tuy nhiên để chăn nuôi bền vững, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Tới đây các cơ sở chăn nuôi không thực hiện sẽ bị xử phạt rất nặng.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất