| Hotline: 0983.970.780

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Thứ Ba 08/04/2025 , 07:13 (GMT+7)

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Từ thử nghiệm thành chủ lực

Bà Lương Thị Thanh, vợ ông Phạm Văn Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thanh, Mộc Châu, Sơn La nửa đùa nửa thật khi gặp chúng tôi: "Ông nhà tôi gắn bó với cây hồng giòn Jiro Nhật Bản như duyên nợ, quanh năm quẩn quanh với vườn tược".

Ông Phạm Văn Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thanh cho biết, việc chăm sóc cây hồng giòn Jiro không hề đơn giản. Ảnh: Duy Học.

Ông Phạm Văn Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thanh cho biết, việc chăm sóc cây hồng giòn Jiro không hề đơn giản. Ảnh: Duy Học.

Ông Quyết kể, hồng giòn Jiro có nguồn gốc từ Nhật Bản và được mang đến Mộc Châu vào năm 2002 bởi một nhà khoa học tại Viện Bảo vệ thực vật. Ban đầu, cây hồng được ghép thử trên gốc hồng bản địa. Nhận thấy quả hồng to, đẹp, đến năm 2004, nhà khoa học ấy đã mua lại cả vườn, tiến hành ghép cải tạo và nhân rộng. 

"Bản thân tôi rất hào hứng với hướng đi này. Toàn bộ vườn của tôi khi đó có 80 cây hồng bản địa, tôi để cho ông ấy ghép hết với giá 20.000 đồng/mắt, chi phí ghép lên tới hơn 30 triệu đồng vào năm 2006", ông Quyết kể.

"Sau 3 năm, đến năm 2009, vườn hồng bắt đầu cho thu hoạch. Quả hồng có kích thước lớn, có quả lên tới 650g, vị ngọt đậm đà, đáp ứng kỳ vọng. Nhận thấy tiềm năng lớn, tôi quyết định phá bỏ vườn mận để trồng hồng dại và tiến hành ghép mắt trên đó, đưa hồng giòn Jiro trở thành cây chủ lực của gia đình", ông Quyết nói thêm.

Chăm sóc ngay cả khi thu hoạch

Hiện nay, gia đình ông Quyết sở hữu diện tích 6 ha đất trồng cây ăn quả, trong đó hồng giòn Jiro Nhật Bản chiếm 5 ha. Dù năm ngoái thời tiết khô hạn, sản lượng vẫn đạt hơn 20 tấn, những năm trước thu hoạch 40-50 tấn. Giá bán loại 3 tối thiểu 30.000 đồng/kg, loại 1 từ 70.000-80.000 đồng/kg. Nhờ chất lượng tốt, hồng giòn lúc nào cũng khan hiếm, cung không đủ cầu.

Hiện nay, gia đình ông Quyết sở hữu 6 ha trồng cây ăn quả, trong đó hồng giòn Jiro chiếm 5 ha. Ảnh: Duy Học.

Hiện nay, gia đình ông Quyết sở hữu 6 ha trồng cây ăn quả, trong đó hồng giòn Jiro chiếm 5 ha. Ảnh: Duy Học.

Ông Quyết cho hay, việc chăm sóc cây hồng giòn không khó nhưng cũng không hề đơn giản, cần theo dõi sát sao. Cây phải được chăm sóc ngay cả khi đang thu hoạch để duy trì năng suất. Nếu chỉ tập trung khai thác mà không đầu tư trở lại, cây sẽ suy kiệt.

Chia sẻ về bí quyết giúp hồng giòn đạt chất lượng vượt trội, ông Quyết cho hay, điểm đặc biệt trong quá trình chăm sóc chính là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như vỏ chuối, cuống xoài, nước mận, đỗ tương và phân hữu cơ để ủ và lên men vi sinh làm phân bón. Đặc biệt, còn bổ sung sữa để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Nhờ phương pháp này, hồng giòn trong vườn luôn có hương vị thơm ngon, chất lượng vượt trội.

Ông Quyết cũng xác định “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy đã luôn chủ động áp dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học như dùng hỗn hợp tỏi, gừng, ớt xay nhuyễn kết hợp với men vi sinh để phun phòng bệnh cho cây.

Việc bón phân cũng phải đúng thời điểm, trước khi cây bật lộc cần bón phân chuồng, vôi, lân, kali; khi cây đã ra lộc thì chỉ bón trên mặt đất. Nếu không có mưa, phân được hòa tan trong nước để tưới cho cây.

“Mộc Châu có khí hậu lý tưởng, nếu kết hợp trồng cây ăn quả với mô hình du lịch sinh thái, tôi tin rằng sẽ thu hút được du khách đến tham quan và trải nghiệm”, ông Quyết chia sẻ về dự định sắp tới. Trong tương lai, lão nông này dự định mở rộng diện tích trồng, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa hồng giòn Jiro trên cao nguyên Mộc Châu vươn xa ở thị trường trong và ngoài nước.

Ông Phạm Văn Quyết cho biết: “Tôi luôn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho những người có cùng đam mê. Cây hồng giòn Jiro có tiềm năng lớn, nếu biết cách chăm sóc và đầu tư hợp lý thì chắc chắn mang lại hiệu quả cao".

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất