| Hotline: 0983.970.780

Cần làm gì khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu?

Thứ Ba 08/12/2020 , 09:37 (GMT+7)

Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19. Ảnh mang tính chất minh họa.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19. Ảnh mang tính chất minh họa.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đang đề nghị bổ sung nội dung chứng nhận áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống Covid-19 cũng như kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống Covid-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc.

Vừa qua, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đã cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam nhiễm bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu và một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Trước tình hình này, Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bằng chứng về kết quả thực hiện và sẵn sàng cung cấp cho Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc trong trường hợp được đề nghị kiểm tra trực tuyến.

Ngoài ra, chủ động liên hệ với khách hàng/nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 tại doanh nghiệp, kể cả kết quả thẩm tra lấy mẫu xác suất xét nghiệm Covid-19 đối với mẫu bao bì, sản phẩm trước khi xuất khẩu khi được yêu cầu.

Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị Ban chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh/thành phố cung cấp xác nhận tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và hiệu quả các biện pháp phòng chống Covid-19 mà doanh nghiệp đã triển khai.

Chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Trong đó, riêng đối với các chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm, cần thu thập thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm tại các vùng thu hoạch ở địa phương, để nhận diện và có biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị VASEP tăng cường phổ biến, quán triệt tới tất cả các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ trước đây về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19 cũng như các yêu cầu nói trên, đảm bảo an, hiệu quả trong xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc trong tình hình mới.

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi là 'hồ thuận thiên' trữ nước ngọt

Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có 613 kênh cấp I, II, III, khối lượng trữ nước trên 6,5 triệu m3. Hệ thống này là thế mạnh trữ nước ngọt trong điều kiện xâm nhập mặn.