| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản sau bão

Thứ Năm 19/11/2020 , 19:42 (GMT+7)

Sau bão, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề. Người dân rất cần sự hỗ trợ từ các ngành chức năng để sớm khôi phục sản xuất.

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại do bão số 9. Ảnh: L.K.

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại do bão số 9. Ảnh: L.K.

Ngày 19/11, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản do ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng dẫn đầu đã có chuyến công tác tại Quảng Nam để kiểm tra tình hình thiệt hại của ngành thủy sản tỉnh này sau bão số 9, đồng thời bàn giải pháp hỗ trợ thiệt hại.

Quảng Nam là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn ở khu vực miền Trung với 8.000ha, trong đó diện tích nuôi trồng nước lợ, mặn 3.100ha và nước ngọt 4.900ha. Toàn tỉnh có gần 2.500 lồng bè thủy sản với đa phần là các lồng nuôi cá diêu hồng.

2020 là năm mà ngành thủy sản Quảng Nam thu được sản lượng lớn nhất từ trước tới nay với khoảng 26.000 tấn (các năm khác chỉ có 23.000 tấn). Tuy nhiên, trong thời điểm cuối năm, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, các hộ gia đình, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu thiệt hại tương đối lớn.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Quảng Nam, bão số 9 đã gây thiệt hại cho 226 lồng nuôi, khoảng 100ha (đối tượng nuôi tôm, cá, cua…) ở vùng cao triều, 150ha ở vùng nuôi ao cát, ao nuôi lót bạt (bị hư bạt, sạt lở bờ ao, chòi canh bị hư hại, giống nuôi biển, tôm chết, ra ngoài)… Ước tính tổng thiệt hại khoảng 125 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trao tặng tôm giống và thức ăn thủy sản cho gia đình ông Trần Công Thành (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trao tặng tôm giống và thức ăn thủy sản cho gia đình ông Trần Công Thành (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, sau bão số 9, để kịp thời khôi phục lại sản xuất, Bộ NN-PTNT, Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh Quảng Nam đã có những hỗ trợ ban đầu. Trong đó, thứ nhất là hỗ trợ về hóa chất để tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch bệnh. Thứ hai là hỗ trợ con giống cho bà con phát triển nuôi trồng lại.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, sau các cơn bão vừa qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có diện tích thiệt hại rất lớn. Theo thống kê sơ bộ thì diện tích thiệt hại lên đến 9.900ha.

“Chúng tôi đã kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ được trên 76 triệu tôm post, trên 150 tấn thức ăn và hơn 150 tấn chất xử lý cải tạo môi trường để phân bổ cho các địa phương. Phải làm sao cho bà con có một vụ sản xuất từ nay đến cuối năm, trước Tết âm lịch có nguồn thu để đảm bảo an sinh và phục hồi sản xuất cho các năm tiếp theo.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.