| Hotline: 0983.970.780

Cần mạnh tay đầu tư cho hạ tầng thủy sản

Thứ Hai 27/09/2021 , 12:30 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT sẽ dành nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản. Đó chính là nền tảng để Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU.

Trên thực tế, hệ thống cảng cá, các khu neo đậu tàu thuyền vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Trên thực tế, hệ thống cảng cá, các khu neo đậu tàu thuyền vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Gần 4 năm trôi qua, từ ngày Ủy ban ban Châu Âu (EC) áp thẻ vàng cảnh cáo do chưa đáp ứng đủ quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đến nay Việt Nam vẫn chưa được EC thu hồi thẻ vàng.

Ngoài việc quản lý tốt đội tàu, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản cũng là bước then chốt để thuyết phục EC gỡ thẻ vàng. Tuy nhiên, việc này vẫn còn nhiều khó khăn vì hạ tầng thủy sản thời gian qua chưa được đầu tư đúng mức.

Trên thực tế, hệ thống cảng cá, các khu neo đậu tàu thuyền khu vực Nam Trung Bộ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Cảng cá có công suất thấp, thậm chí thiếu an toàn; trong khi số lượng tàu thuyền lớn, không đủ nơi neo đậu. Cơ sở hạ tầng tại các cảng cá chưa được đầu tư đồng bộ, khiến việc thực hiện các biện pháp quản lý tàu thuyền, quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Tại tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, các cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Vĩnh Trường (TP Nha Trang), Ðá Bạc (TP Cam Ranh), Ðại Lãnh (huyện Vạn Ninh) đang trong tình trạng quá tải, các tàu thường xuyên phải xếp hàng dài chờ đợi đến lượt cập cảng; hoạt động mua bán hải sản diễn ra kém vệ sinh.

Tình hình đầu tư xây dựng, quản lý các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão còn một số hạn chế, bất cập như: Quy mô, công suất chưa đáp ứng yêu cầu; việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp còn hạn chế…

Khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng tại các cảng cá ngày càng xuống cấp, trong khi nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá còn hạn chế. Phần lớn các cảng chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ kho lạnh, nhà điều hành, nhà phân loại cá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải...

So với phát triển năng lực tàu cá, sự phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Bình Ðịnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; trong đó có các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Lượng tàu thuyền của tỉnh rất lớn, trong khi chỗ neo đậu không đáp ứng được, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, mất an toàn. Dự án khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan được Bộ NN-PTNT đưa vào sử dụng từ năm 2011 với khả năng đáp ứng khoảng 1.000 đến 1.200 tàu cá nhưng đến nay đã quá tải nghiêm trọng.

Các cảng cá của tỉnh Phú Yên được quy hoạch xây dựng tại bốn địa phương ven biển, gồm Phú Lạc (huyện Ðông Hòa), Ðông Tác (TP Tuy Hòa), Tiên Châu (huyện Tuy An), Dân Phước (huyện Sông Cầu) và ba khu neo đậu tránh trú bão ở đầm Cù Mông, vịnh Xuân Ðài và Ðông Tác. Ngoài ra còn một số bến cá nhỏ như Vũng Rô, phường 6, An Ninh Ðông… Tuy nhiên, các cảng cá cũng như các khu neo đậu tránh trú bão nêu trên chưa phát huy được hiệu quả, gây khó khăn cho tàu, thuyền ra vào.

Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 6.700 tàu cá. Ðến nay, trên địa bàn tỉnh mới thực hiện đầu tư được 5 trong tổng số 12 khu neo đậu cho tàu cá theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu. Mỗi khi có tin áp thấp nhiệt đới hay bão xuất hiện, ngư dân lại lo lắng về nơi neo đậu, tránh trú của tàu thuyền.

Bộ NN-PTNT sẽ dành nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản.

Bộ NN-PTNT sẽ dành nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản.

Thực tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đa số các cảng cá được đầu tư xây dựng từ rất lâu nên thiếu nhiều hạng mục theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Hạ tầng cảng cá hạn chế khiến thời gian bốc dỡ hải sản kéo dài, việc kiểm tra, giải quyết hồ sơ thủ tục cho tàu rời cảng cũng như chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sản lượng bốc dỡ tại cảng gặp nhiều khó khăn. Ðây cũng là những hạn chế ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chống khai thác IUU.

Ngoài ra trong thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát đã làm 14 cảng cá xuất hiện ca F0 phải dừng hoạt động. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương đặc biệt lưu ý vấn đề quản lý ngư dân, đội tàu, cảng cá để đảm bảo không để xảy ra bùng phát dịch Covid-19 trong công tác khai thác thủy sản.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, trước những hạn chế, khó khăn trong thực trạng hạ tầng thủy sản hiện nay, dưới tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ sẽ dành nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản. Đó chính là nền tảng và yếu tố quan trọng để Việt Nam thực thi 4 kiến nghị của Châu Âu.

Từ thực tiễn hiện nay, trong thời gian tới, bên cạnh việc rà soát lại công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, các địa phương ven biển cũng cần bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy định; bố trí kinh phí duy tu, nạo vét luồng lạch các cảng cá, khu neo đậu để tàu thuyền ra vào được an toàn, đáp ứng ở mức cao nhất các điều kiện về cảng cá theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

Bộ NN-PTNT đang khẩn trương cùng với các địa phương rà soát để triển khai Dự án Phát triển thủy sản bền vững nhằm kịp thời có nguồn lực triển khai nâng cấp hạ tầng cho ngành thủy sản phục vụ Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là dự án có nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án dự kiến được triển khai trong giai đoạn 2021-2026, sẽ mang ý nghĩa rất lớn trong việc giúp Việt Nam gỡ "thẻ vàng" IUU.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất