| Hotline: 0983.970.780

Cẩn thận rau má Nhật Bản

Thứ Ba 19/04/2011 , 11:24 (GMT+7)

So với rau má ta thì rau má Nhật Bản có lá mỏng hơn, cọng mềm hơn nhưng ăn không ngon và có vị đắng. Loại rau má này có nhiều rễ, mọc sâu và rất phát triển...

Hỏi: Tôi nghe nói một số người dân ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh di thực loại rau má Nhật Bản từ TP. Hồ Chí Minh về trồng để làm rau sống đã gây tai họa: cây phát triển nhanh, lấn át cả các cây trồng nông nghiệp không thể kiểm soát được, kể cả dùng thuốc trừ cỏ. Xin quí báo cho biết cách nhận biết loại rau má này để phòng tránh và biện pháp phòng trị có hiệu quả?

(Trần Đình Đại - xã Hải An, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khác với giống rau má của ta hoặc rau má Tây Phi (mới được nhập về trồng nhiều ở một số địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… vì có hình dạng giống hệt rau má ta lúc mới mọc lên, nhưng lá xanh, mượt và to hơn, năng suất cao hơn, ăn giòn và ngon hơn, được nhiều người ưa chuộng), loài rau má này có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Cùng họ với cây rau má Centella asiatica L. Urb, cây thân bò trên mặt đất, thường gặp ở chỗ ẩm, lá tròn khía tai bèo, nhỏ hơn lá rau má ta, ít gặp ở nước ta trước đây.

Đây là một loại cỏ dại được một số đơn vị và cá nhân trong làng cây cảnh ở TP. Hồ Chí Minh gây trồng trong thời gian gần đây để cung cấp cho khách hàng làm cây cảnh hoặc cây trang trí trong nhà, trong công sở dưới tên gọi là rau má Nhật Bản.

Theo một số bà con mới trồng thử ở xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), so với rau má ta thì rau má Nhật Bản có lá mỏng hơn, cọng mềm hơn nhưng ăn không ngon và có vị đắng. Loại rau má này có nhiều rễ, mọc sâu và rất phát triển, chịu hạn, chịu úng rất tốt, khả năng tái sinh bằng chồi và thân ngầm rất mạnh. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì rau má Nhật Bản sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng làm cho các cây trồng chính kém phát triển, chết dần thậm chí thất thu về sản lượng và chất lượng nông sản.

Do rau má Nhật Bản phát triển nhanh, lây lan mạnh và bộ rễ ăn sâu nên các biện pháp thủ công như cuốc cỏ, nhổ cỏ bằng tay hoặc cày bừa đều không diệt trừ được hết. Chỉ cần sót lại một vài thân ngầm trong đất sau một cơn mưa là mọc lên một cây mới và cứ thế nhanh chóng lan rộng lấn át các cây trồng khác. Ông Bùi Quang Dũng, Trưởng trạm BVTV huyện Cẩm Xuyên cho hay, một số loại thuốc trừ cỏ mạnh như: Bravo, Glyphosan, Glyphosate đã được bà con dùng để phun trừ nhưng không những rau má không chết mà cây lại còn xanh tốt, phát triển mạnh hơn.

Theo chúng tôi, đây là một loại sinh vật ngoại lai có hại, khả năng phát tán rộng, lây lan nhanh, tác hại lớn với các cây trồng nông nghiệp nói riêng và hệ sinh thái nói chung nhưng khó diệt trừ. Vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng tránh là không sử dụng bất cứ một nguồn vật liệu nào của nó để nhân giống, vận chuyển, gây trồng và sử dụng dưới bất cứ hình thức nào. Trước khi các nhà khoa học tìm ra các biện pháp diệt trừ một cách hữu hiệu (kể cả sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm và có chọn lọc), biện pháp tích cực nhất là cày bừa kỹ, nhặt sạch tất cả các bộ phận của cây (thân ngầm, chồi, rễ) tập trung lại, phơi khô rốt đốt để tránh lây lan.

Việc làm này cần được duy trì liên tục qua nhiều vụ, nhiều năm, nhất là với các diện tích đã bị lây nhiễm cỏ rau má Nhật Bản từ trước.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm