| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo về biến đổi khí hậu không thể ‘nước đôi’

Thứ Tư 06/11/2019 , 10:13 (GMT+7)

Nhóm các nhà khoa học gồm khoảng 11.000 người đã thống nhất quan điểm, thế giới đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Theo đó các nhà khoa học cho rằng, không nên đưa ra các cảnh báo tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu toàn cầu với thái độ “lập lờ, nước đôi”.

Triều cường gây ngập lụt nhiều tuyến đường nội thị TP Cần Thơ đợt cuối tháng 10/2019

Động thái này được loan đi sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi bản Hiệp định Paris đã được 188 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc cam kết năm 2015 để ngăn chặn khí hậu Trái đất không tăng quá 2 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Theo đó, đến năm 2020 sẽ cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển thực hiện chuyển đổi từ phương thức sản xuất truyền thống sang thân thiện với môi trường và tiếp tục cam kết hỗ trợ trong tương lai.

BBC dẫn nghiên cứu dựa theo dữ liệu 40 năm bằng nhiều giải pháp khác nhau đánh giá, các chính phủ đang thất bại trong đối phó khủng hoảng. Nếu không có những thay đổi mang tính đột phá thì nguy cơ nhân loại sẽ phải đối mặt với “nỗi đau khôn tả”.  

Các dữ liệu vệ tinh cho thấy một thực tế là, tháng 10/2019 vừa qua là tháng ấm nhất trong lịch sử khí hậu.  Do đó, các nhà khoa học tin rằng, đây là một dấu hiệu quan trọng của biến đổi khí hậu trong vòng 40 năm qua.

Những chỉ số này liên quan trực tiếp đến đà gia tăng dân số thế giới cũng như ngành công nghiệp chăn nuôi, mức tiêu thụ thịt bình quân trên đầu người, tỷ lệ phá rừng và mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Đồ thị của New York Times dự báo mực nước biển dâng do tổ chức Climate Central công bố hôm 29/10

"Trường hợp khẩn cấp có nghĩa là nếu chúng ta không hành động hoặc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm lượng khí thải carbon, giảm mật độ chăn nuôi, phá rừng và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch thì các tác động có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Điều đó có nghĩa là sẽ có những khu vực trên Trái đất mà con người không thể ở được”, Trưởng nhóm nghiên cứu- tiến sĩ Thomas Newsome, Đại học Sydney cho biết.

Trước đó, hôm 2/11, phát biểu trước báo giới nhân Hội nghị thượng đỉnh Asean +3 tại Bangkok (Thái Lan), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mô tả biến đổi khí hậu là "vấn đề sống còn của thời đại chúng ta".

"Người ta có thể tranh luận về độ chính xác của dữ liệu, nhưng điều rõ ràng là xu hướng dẫn đến thảm họa đang diễn ra", ông Guterres nhận xét.

Nghiên cứu do Climate Central vừa công bố cuối tháng trước trên tạp chí chuyên ngành Nature Communications hôm 29/10 cho biết: Đến năm 2050, số dân cư bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng có thể sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050, trong đó bao gồm phần lớn miền Nam Việt Nam sẽ bị biến mất.

Cụ thể số nạn nhân trong tương lai không xa bao gồm Trung Quốc 93 triệu người; Bangladesh 42 triệu; Ấn Độ 36 triệu; Việt Nam 31 triệu; Indonesia 23 triệu và Thái Lan 12 triệu người.

 

(BBC,NYT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.