| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mè lớn

Thứ Sáu 22/04/2016 , 07:10 (GMT+7)

Cây mè có đặc tính chống chịu hạn tốt, thích ứng với khí hậu nắng nóng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho lợi nhuận khá nên là cây màu tiềm năng trong chuyển đổi cây trồng.

Các huyện ở Đồng Tháp đang xây dựng cánh đồng mè lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong thời gian qua, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo việc chuyên canh cây lúa thời gian dài làm đất bạc màu, mất dinh dưỡng, mầm bệnh tồn lưu, sâu bệnh gây hại nhiều làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Với phương thức trồng xen canh 2 vụ lúa + 1 vụ mè đã mang lại lợi nhuận khá, đồng thời khắc phục được những hạn chế do thâm canh cây lúa gây ra.

Ông Nguyễn Văn Thương ở xã Bình Phú, huyện Tân Hồng cho biết: “Mấy năm trước tôi trồng lúa không hiệu quả hoặc thua lỗ vì cỏ dại và thiếu nước tưới nên được khuyến cáo chuyển sang trồng mè trong vụ HT. Mùa thuận mè đạt năng suất cao có thể thu lợi nhuận 20 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa nhiều lần”.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, toàn huyện xuống giống gần 200ha mè tập trung ở các xã Bình Phú 140ha, Tân Công Chí 30ha và Tân Thành A 20ha. Tùy theo điều kiện canh tác và mục đích sử dụng mà nông dân chọn giống mè thích hợp.

Mè là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện địa hình từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Song mè chủ yếu được trồng ở vụ xuân hè, xuống giống tháng 2 - 3 và thu hoạch vào tháng 5 - 6. Đây là vụ chính ở Đồng Tháp vì thời tiết thuận lợi, mè cho năng suất cao.

Ông Bùi Văn Phú ở xã Bình Phú chia sẻ: “Gia đình chọn giống mè đen trồng 5 công (1 công = 1.300m2), năng suất đạt hơn 1,2 tấn/ha, giá hiện nay thương lái thu mua 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí gia đình còn lợi nhuận 15 triệu đồng”.

nh-1-cnh-dong-me101232662
Cánh đồng mè lớn

Ông Hồ Văn Lý, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền nông dân chuyển đổi cây mè theo quy hoạch chung của huyện thành cánh đồng mè lớn nhằm giảm diện tích lúa vụ hè thu. Đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây mè vào mùa khô, đẩy mạnh cơ giới hóa trong SX, quy hoạch vùng nguyên liệu và liên kết với DN để bao tiêu sản phẩm...

Mè có thời gian sinh trưởng từ 75 - 100 ngày, chủ yếu là các giống mè V6 (nguồn gốc từ Nhật); mè vàng Châu Phú (An Giang); mè vàng Miền Đông; mè vàng Cồn Khương (Cần Thơ); mè đen Trà Ôn (Vĩnh Long); mè đen Campuchia... Khả năng thích nghi rộng, tỷ lệ dầu cao (từ 50 - 53%), năng suất đạt từ 0,9 - 1,6 tấn/ha. Mè là cây chịu hạn nhưng để hạt giống nảy mầm tốt yêu cầu đất phải đủ độ ẩm, đất quá khô hay thừa nước đều làm hạt nẩy mầm yếu và không đồng đều.

Ông Huỳnh Chí Bình, Phó ban Nông nghiệp xã Bình Phú cho biết: “Nhiều năm trước đây nông dân trồng mè một cách tự phát khó quản lý, sau đó UBND xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, quy hoạch vùng chuyên sản xuất mè, đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng toàn diện tích mè với chiều dài hơn 5km nhằm chủ động nước tưới, xuống giống, thu hoạch không ảnh hưởng đến vùng chuyên canh lúa.

Đầu vụ cán bộ nông nghiệp xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV hỗ trợ, tập huấn phòng trừ sâu bệnh. Cuối vụ liên kết với DN tìm đầu ra cho nông dân. Mấy vụ qua nông dân trồng mè trên đất lúa có nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa”.

Tùy theo thời điểm mà giá mè có thể dao động 26.000 - 36.000 đồng/kg, có khi lên đến 45.000 - 55.000 đồng/kg. Cụ thể, giá mè vàng từ 26.000 - 28.000 đồng/kg; mè trắng: 30.000 - 32.000 đồng và mè đen: 36.000 - 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí nông dân có thể thu lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha.

Để đẩy mạnh cơ giới hóa trong SX mè, Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng đã hỗ trợ mỗi tổ hợp tác 75 triệu đồng để trang bị máy suốt mè, 40 triệu đồng mua máy cắt mè và đầu tư xây dựng khu ô bao tại xã Bình Phú giúp nông dân giảm chi phí SX.

Nông dân Nguyễn Văn Tùng ở xã Bình Phú cho biết: “Trước đây, thu hoạch mè phải tốn rất nhiều chi phí như chạy đi tìm người thuê để cắt tay, bó mè, phơi, đập lấy hạt. Hiện bà con được sử dụng máy móc nên giảm chi phí rất nhiều. Nếu làm thủ công thì chi phí vào thu hoạch khoảng 400.000 đồng/công nhưng sử dụng máy chỉ tốn hơn 250.000 đồng/công”.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất