| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng đón nhận hai danh hiệu lớn do UNESCO và Thủ tướng trao tặng

Chủ Nhật 25/11/2018 , 07:45 (GMT+7)

Tối ngày 24/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự chương trình đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng” do UNESCO công nhận và Bảng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến tháng biên giới 1950 do tỉnh Cao Bằng tổ chức.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bảng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt “Địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950

Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng là một công viên địa chất quốc gia có diện tích hơn 3275 km2 nằm tại vùng đất địa đầu của Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng, bao gồm các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Công viên địa chất là nơi mang giá trị lịch sử 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, công viên chính thức được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.

Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng có diện tích hơn 3275 km2 nằm trên địa bàn 9 huyện tại tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc của Việt Nam như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay.. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng, như các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm đã phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam. Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành trong khu vực, tất cả cùng minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.

Ông Micheal Crof – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng

Trong khu vực của Công viên địa chất còn là nơi có chứa nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng có thể kể đến như Thác Bản Giốc, Quần thể hồ Thang Hen, khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 Di tích quốc gia đặc biệt là Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Pác Bó và Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950.

Thay mặt cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO, ông Micheal Crof – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng cho tỉnh Cao Bằng. Đồng thời mong muốn tỉnh sẽ có những biện pháp bảo tồn và phát huy những giá trị cảnh quan trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cũng trong buổi lễ đón nhận này, tỉnh Cao Bằng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bảng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt “Địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950 huyện Thạch An, Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chương trình văn nghệ đậm chất văn hóa của vùng Việt Bắc tại lễ đón nhận

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm