| Hotline: 0983.970.780

Cao su gãy đổ thiệt hại không nhỏ

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:06 (GMT+7)

TCty Cao su Đồng Nai họp bàn giải quyết khắc phục hậu quả gãy đổ gần 200 ngàn cây cao su đang khai thác (trên 400 ha) do cơn bão số 1 gây ra...

Cây cao su chuẩn bị vào mùa khai thác mới năm 2012 của TCty CS Đồng Nai gãy tan hoang vì bão 

Hôm qua (4/4), TCty Cao su Đồng Nai họp bàn giải quyết khắc phục hậu quả gãy đổ gần 200 ngàn cây cao su đang khai thác (trên 400 ha) do cơn bão số 1 gây ra vào ngày 1/4. Đây là DN bị thiệt hại nặng nề nhất của khu vực miền Đông Nam bộ.

>> Bão bất thường, tan nát vườn cây

Ông Châu Văn Buôn (Phó TGĐ TCty) cho biết, đây là đợt thiệt hại nặng nề và bất ngờ nhất cho DN từ trước đến nay do thiên tai. Sắp tới công tác khắc phục hậu quả dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do diện tích gãy đổ xảy ra trên diện rộng và rải rác ở nhiều nông trường.

Gần như ở 13 nông trường trực thuộc TCty đều bị dính, nhưng nặng nhất tập trung ở hai nông trường cao su Ông Quế và Dầu Giây với số cây bị gãy đổ lên tới 60 ngàn. “Do toàn bộ cây cao su bị bật gốc, gãy xé ngang trông như bãi chiến trường không thể neo chống được nên sau khi kiểm tra thống kê, chúng tôi đã đề xuất với Tập đoàn CNCS VN là cho thanh lý bán ngay gần 200 ngàn cây, bởi nếu chậm ngày nào cây chết khô ngày đó, lúc đó chết dở!” - ông Buôn nói.

Nên nhớ, 1 ha cao su khai thác ở khu vực ĐNB có năng suất bình quân 1,8 tấn/ha thì tiền lợi nhuận thu từ việc bán 1 tấn mủ không dưới 30 triệu. Tức 1 ha thu lợi nhuận 70-80 triệu mỗi năm. Trong khi đó, cây cao su bị gãy đổ buộc phải cưa, cắt thanh lý rơi trong thời điểm “ế hàng”, bởi ngành gỗ chế biến hiện đang khốn đốn bí đầu ra. So năm ngoái, 1 cây cao su tốt giá thanh lý từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng thì năm nay chưa đến 500 ngàn đồng. Bình quân 1 ha cao su bị gãy đổ dự kiến chỉ bán được khoảng 160-200 triệu, sau đó “phá lâm” trồng mới rõ ràng thiệt hại của CS Đồng Nai là khá lớn.

Tương tự, tại Cty Cao su Bà Rịa (Châu Đức, BR-VT) số cây bị thiệt hại gãy đổ tuy thấp hơn 5 lần so với CS Đồng Nai nhưng cũng rơi vào phần lớn là vườn cây khai thác thuộc nhóm I và II cho năng suất cao. Theo thống kê, có 41 ngàn cây bị gãy, đổ, trốc gốc, gãy cành nhánh (kể cả cây kiến thiết cơ bản) xảy ra trên cả 3 nông trường. Trong đó, Nông trường Bình Ba bị thiệt hại khoảng 18 ngàn, Xà Bang 19 ngàn và Cù Bị là 3,5 ngàn cây. Riêng tại NT Bình Ba, thiệt hại nặng nhất thuộc Đội 2, nơi có đến trên 9 ngàn cây cao su bị ngã đổ, trong đó chiếm 80% là cao su khai thác và đây cũng là vườn cây đang cho năng suất cao đến 2 tấn/ha, đứng vào “CLB 2 tấn mủ” của Tập đoàn. Ông Đoàn Ngọc Thanh (Phó phòng KT Cty) cho biết, thiệt hại do gãy đổ cây trong bão số 1 khoảng 6 tỷ đồng.

Tại Cty CP Cao su Hòa Bình (Xuyên Mộc, BR-VT) cũng có 40 ngàn cây cao su khai thác cùng 10 ngàn cây cao su thời kỳ KTCB bị đổ gãy. Cty này cũng đã điều động 10 ngàn công nhân ra lô tích cực dọn dẹp, ước tính thiệt hại trên dưới 8 tỷ đồng.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.