| Hotline: 0983.970.780

Cấp gần 30.000ha đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Tư 26/12/2012 , 16:34 (GMT+7)

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp gần 30.000ha đất cho trên 71.470 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ...

Ảnh minh họa
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp gần 30.000ha đất cho trên 71.470 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu hoặc không có đất sản xuất, đất ở, trong đó, giải quyết đất sản xuất 29.200ha cho 56.000 hộ và diện tích còn lại giải quyết đất ở cho 15.470 hộ.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hoàn thành việc xây dựng đề án giao rừng, khoán bảo vệ 109.324ha rừng cho trên 4.770 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ quản lý, bảo vệ. Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện thí điểm giao khoán rừng tự nhiên theo Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ cho 945 hộ và 31 nhóm hộ, cộng đồng buôn, với tổng diện tích trên 9.108ha. Các công ty càphê, cao su cũng đã tuyển dụng gần 15.570 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân ở các đơn vị.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, tuyển dụng đồng bào vào làm công nhân ở các công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp... không những thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào mà còn góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn trên 20.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn thiếu hoặc không có đất sản xuất. Nguyên nhân là do các tỉnh Tây Nguyên tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn lúng túng, nhất là công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường. Các tỉnh Tây Nguyên còn bị nhiều áp lực gia tăng dân số cơ học, chủ yếu là đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch nên phá vỡ các quy hoạch về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội...

Thêm vào đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm đến vấn đề bức xúc hiện nay của vùng Tây Nguyên đó là khó khăn trong công tác quản lý, điều chỉnh lại đất rừng; chưa nhận thức được hết ý nghĩa, tầm quan trọng của các chủ trương, chính sách giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các tỉnh Tây Nguyên sớm thực hiện quy hoạch lại đất đai cho các buôn làng Tây Nguyên gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở tôn trọng cách thức sử dụng đất rừng của buôn, làng truyền thống ở Tây Nguyên nhằm đảm bảo để người dân có đủ đất sản xuất, đất ở và đất dân sinh khác.

Thêm vào đó, cần nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý Nhà nước của chính quyền đối với các chương trình, chính sách dân tộc-miền núi, trong đó có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đai đã được Nhà nước giao, đồng thời, triển khai công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi cho đồng bào để tăng năng suất lao động, hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho đồng bào.

Các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục rà soát, thu hồi diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả để tạo quỹ đất giao cho địa phương quản lý hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất...

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm