| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện của dầu lạc Tô Lâm và sự cần thiết của liên kết

Thứ Tư 14/10/2020 , 08:08 (GMT+7)

Trong gian trưng bày của diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, tôi chú ý tới một phụ nữ nhỏ bé…

Ở độ tuổi 60 mà bà vẫn hết sức nhanh nhẹn và vô cùng tâm huyết với sản phẩm của mình làm ra nên giới thiệu không biết mệt mỏi cho nhiều lượt khách.

Bà chính là Trần Thị Mải-chủ cơ sở sản xuất dầu lạc Tô Lâm ở xóm Đừn xã Tốt Động (Chương Mỹ, Hà Nội)-người từng tham gia sâu vào ngành sản xuất dầu lạc ở Đài Loan trong suốt 20 năm, chuyên cung ứng sản phẩm cho không chỉ cho Đài Loan mà còn cả Hồng Kông và một số vùng lãnh thổ, quốc gia khác.

Khách tham quan ngửi thử mùi của dầu lạc Tô Lâm. Ảnh: NNVN

Khách tham quan ngửi thử mùi của dầu lạc Tô Lâm. Ảnh: NNVN

Đang ở nơi ăn sung mặc sướng, vật chất đủ đầy thế mà bà rũ bỏ tất cả, mang theo máy móc, công nghệ trở về quê hương và truyền nghề cho người con trai là Nguyễn Văn Hùng để mở xưởng ép dầu với mong muốn đưa một sản phẩm tốt bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã biết chiết xuất dầu nguyên chất từ lạc để xào nấu nhưng vì chỉ là những phương pháp truyền thống, quy mô và năng suất thấp, chất lượng còn nhiều hạn chế. Trước đây, tôi không hề có ấn tượng với dầu lạc vì nó có mùi…hôi và ngai ngái khi chế biến còn để vài tháng là sùi bọt nhưng qua bà tôi mới biết đó là những loại dầu lạc ép sống hoặc chế biến nhưng chưa đúng cách: Dầu lạc Tô Lâm ra đời với sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống cùng công nghệ hiện đại, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên liệu được sàng lọc rất kỹ lưỡng là loại lạc đã đủ ngày, phơi đủ nắng, nhặt bỏ hết những hạt hỏng, lép hay bị đổi màu. Sau khi sơ chế sạch lạc được cho vào lò hấp-đây được xem là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất bởi phải chín đến đủ độ để thành phần nước chứa trong hạt được bốc hơi hết, chỉ còn lại tinh dầu.

Sau đó đem vào máy rang và tiến hành ép dầu, lọc, để lắng tạp chất trong thời gian một tuần để sản phẩm không bị cặn, trong hơn, màu sắc đẹp mắt, bảo quản được lâu hơn tới 1 năm so với những chai dầu lạc chế biến theo công nghệ khác chỉ vài tháng. Nhờ có kỹ thuật ép lạc chín với công thức riêng biệt giữ lại được hương thơm đặc trưng của lạc cùng những dưỡng chất tự nhiên tốt nhất cho sức khỏe.

Sản phẩm nguyên chất 100%, đậm đặc (các loại dầu có chứa thành phần nước khi nấu nước sẽ bốc hơi nhanh hơn) vì vậy khi dùng dầu lạc Tô Lâm để nấu đặc biệt là món chiên rán sẽ không hao, không bị ngả màu, chỉ cần một lượng ít là đủ để tạo nên món ăn thơm ngon hấp dẫn.

Cũng theo bà Mải, dầu lạc rất tốt cho mọi người do không chứa cholesterol, có hàm lượng chất chống oxy hóa (polyphenol, resveratrol, phytosterol) giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư, lão hóa sớm đã được các nhà khoa học quốc tế chứng nhận. Trong dầu lạc cũng chứa các axit béo không bão hòa đơn như acid oleic có tác dụng làm tăng hàm lượng "cholesterol tốt" (hay còn gọi là HDL) trong máu, giúp loại bỏ và làm giảm cholesterol xấu (LDL)…

Ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trong đó có dầu lạc Tô Lâm. Ảnh: NNVN.

Ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trong đó có dầu lạc Tô Lâm. Ảnh: NNVN.

Tôi hỏi bà trong khi các loại dầu khác giá trung bình chỉ 50.000đ/lít thì tại sao dầu lạc của bà lại có giá tới 140.000đ/lít? Phải chăng giá cao là một cửa ải rất khó vượt qua để dầu lạc có thể tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng?

 Bà cười và đáp: Đó là những loại dầu công nghiệp và không phải nguyên chất 100%. Trước khi tìm hiểu về giá của dầu lạc chúng ta phải hiểu rằng giá của nó phụ thuộc nhiều vào giá của nguyên liệu đầu vào và công nghệ, chi phí để sản xuất. Để sản xuất được ra được 1 lit dầu lạc nguyên chất thì sẽ phải mất đến 2,5kg lạc.

Giá thị trường trung bình thì lạc loại 1 đang ở mức 40.000 đồng thế nên trung bình 1 lít dầu lạc sẽ có giá 100.000 đồng đấy là chưa kể đến công đóng bao bì, nhân viên, mặt bằng, tiền điện, khấu hao máy móc…Bởi thế mức giá 140.000đ/lít của dầu lạc Tô Lâm cũng chỉ là lấy công làm lãi. Mong muốn của bà ở diễn đàn lần này là tiếp thị một sản phẩm tốt đến với nhiều người tiêu dùng và đặc biệt là đến các kênh phân phối như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, siêu thị…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.