Nền tảng công nghệ quyết định thị trường bản lẻ
Cách đây vài tháng, khi dịch Covid-19 chặt đứt chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang phát biểu trước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Khủng hoảng luôn là động lực để kích hoạt sự thay đổi, giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn”.
Thực tiễn đã chứng minh ông Nguyễn Đăng Quang đã đúng. Để khơi thông thị trường bán lẻ, mới đây, Masan đã chi 862 triệu USD để mua 12,6% cổ phần của The CrownX (TCX) - nền tảng tiêu dùng, bán lẻ tích hợp có sứ mệnh thúc đẩy quá trình hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Nhờ đó, đây sẽ là cơ sở để The CrownX phát triển hệ sinh thái các “point of life” (POL) kết hợp xuyên suốt online và offline, phục vụ tốt hơn nữa các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hệ thống VinMart/VinMart+ (thuộc VinCommerce – Công ty thành viên của Tập đoàn Masan) với hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng tiện ích có tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 90% số lượng, chủng loại hàng hóa, trong đó nông sản là nhóm hàng chủ lực.
Tất cả hàng hóa được kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng, chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng với giá cả hợp lý. Đây là “thỏi nam châm” khổng lồ để thu hút đông đảo khách hàng đến với sản phẩm của Masan.
Hiện nay, Tập đoàn Masan đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với 2 thương hiệu thịt mát MEATDeli và rau sạch VinEco. MEATDeli và VinEco đang hiệp lực cùng với nhóm hàng nông sản Việt tại chuỗi hệ thống siêu thị của VinCommerce, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng Việt.
Nhờ đó, doanh thu từ thịt của MML đạt 1.055 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 với đà tăng trưởng 32,7% trong quý 2/2020 so với quý 1/2020.
“VinCommerce đang liên kết với hàng ngàn hộ để sản xuất sản phẩm trong năm năm 2020. Chúng tôi có có hệ thống chủ động trực tiếp xuống các hộ sản xuất, liên kết với các hợp tác xã, các doanh nghiệp cung ứng nông sản để có chính sách thu mua, bao tiêu sản lượng”, đại diện Masan Group chia sẻ.
Ngoài ra, VinCommerce chuyển giao quy trình quản lý chất lượng, quy trình bảo quản hàng hóa, hỗ trợ đầu tư thêm các hệ thống về kho tại các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất trọng tâm trong nước, giúp tạo ra một chuỗi từ trồng trọt, chăn nuôi, cung ứng, thu mua và bán lẻ khép kín.
Doanh nghiệp này luôn tạo điều kiện tốt nhất để nông sản các địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Hai giải pháp kích cầu thị trường
Để tăng cường sức hút từ thị trường nội địa đối với các sản phẩm nông sản, VinCommerce triển khai đồng loạt 2 giải pháp.
Với các hộ sản xuất nội địa, VinCommerce ký kết hợp tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông sản, ưu tiên các chương trình kết nối cung cầu bán hàng không lợi nhuận, bán hàng bình ổn giá, giải cứu nông sản.
Đặc biệt tại điểm bán, các nhà cung ứng địa phương được ưu tiên vị trí trưng bày, hỗ trợ truyền thông quảng cáo các sản phẩm tới người tiêu dùng.
Gần nhất, từ 10 – 12/7/2020, VinCommerce kết hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức “Tuần lễ giới thiệu nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2020”. Tuần lễ thu hút sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng.
Giải pháp thứ hai là khởi động các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, kích cầu. VinCommerce thường xuyên tạo các chủ đề, phong trào thúc đẩy tiêu dùng và các chuỗi sự kiện khuyến mãi hàng tuần, tháng. Trong đó, các mặt hàng nông sản Việt được khuyến mãi với mức giá hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng.
Cũng theo đại diện VinCommerce, xu hướng thị trường trong nước 1 - 2 năm gần đây cho thấy nhu cầu về thực phẩm sạch, về rau củ quả - trái cây cũng như thủy hải sản, hàng hóa “made in Vietnam” của người tiêu dùng đang tăng trưởng rất mạnh. Ghi nhận tại VinMart/VinMart+, các sản phẩm chất lượng cao, tươi ngon được người tiêu dùng yêu thích.