| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện về chiếc “bếp thần”

Thứ Tư 16/03/2011 , 10:00 (GMT+7)

Nhồi 2kg liệu một lần, bếp có thể duy trì đốt khoảng 3 tiếng, thời gian hãm lửa, bảo quản lưu nhiệt lên tới 120 tiếng.

Chiếc “bếp thần” này đang gây ra một cơn sốt tò mò trong công chúng, nhất là đối với những người nông dân. Chỉ đầu tư cơ bản bằng một bếp gas từ 2-3 triệu, với những nguyên liệu đốt cực rẻ tiền, sẵn có như rơm rạ, lá, mùn cưa…họ đã có một chiếc bếp hóa khí không khói, không mùi và đặc biệt là với 1kg vật liệu đốt được cả giờ, không dùng hết có thể ủ đấy cả vài ngày vẫn vô tư.

Chủ nhân của sáng chế rất thực tế trên, anh Bùi Trọng Tuấn-Giám đốc Cty CPTM Thảo Nguyên (Việt Trì, Phú Thọ) kể hồi nhỏ đã để ý mỗi lần dùng tre, nứa đun bếp, những lỗ mọt trên thân củi nóng xì khí và khí này cháy được. Lớn lên, bôn ba đủ nghề từ mở xưởng cơ khí, mộc, sửa xe, mở khách sạn, nhà máy xi măng…nhưng mỗi lần đi các miền quê, thấy rơm rạ, trấu, thân ngô, lạc vứt bừa bãi Tuấn vẫn đau đáu một ý tưởng: “Người ta đã ủ phân thành khí biogas để đun được sao lại không có thể ủ rác khô thành khí được? Những vật liệu này đun ở điều kiện thông thường bùng cháy rất nhanh nhưng khi ủ sẽ sinh khí cháy, sẽ cháy được rất lâu”.

Từ năm 2007, sẵn có tay nghề cơ khí, Tuấn đã dần hiện thực hóa ý tưởng vô cùng độc đáo của mình. Mày mò chán chê, đổ bao công của để nuôi dưỡng “đứa con tinh thần” nhưng lắm lúc chiếc “bếp thần kỳ” cứ như một trái táo trêu ngươi trước mắt anh mà không sao với tới được. Nó cứ khói um lên mà chẳng có mấy nhiệt khiến cho Tuấn phát ngán. Ngán thì cũng chỉ dám ngán trong chốc lát rồi anh lại hùng hục bắt tay vào kiểm tra, dò xét tỉ mỉ từng khâu, từng công đoạn xem có lỗi gì để cải tiến. Qua cỡ 50-70 lần cải tiến như thế là thêm mỗi lần một tốt hơn, chiếc bếp dần dần định hình.

Năm 2010, kahí từ buồng đốt, qua ống dẫn đã nung đỏ được sợi đốt trên mặt bếp, thành công đã tới nhưng anh Tuấn vẫn phải âm thầm chờ đến khi Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích mới cho các cơ quan thông tin đại chúng đăng tải vì sợ nạn ăn cắp bản quyền. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 1.000 bếp hóa khí được bán ra. Lúc ngồi với chúng tôi, cuộc nói chuyện liên tục bị ngắt quãng bởi những vị khách phương xa gọi điện tới tấp hỏi giá, hỏi cách đặt hàng. Đón bắt nhu cầu của khách, anh Tuấn đã kịp thời mở tới 3 xưởng sản xuất bếp sinh thái, một ở Việt Trì (Phú Thọ), một ở Hải Dương, một ở TP Hồ Chí Minh.

Anh thổ lộ: “Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, mỗi năm có khoảng 600 triệu tấn nguyên liệu sinh thái – thực vật các loại, đâu đâu cũng thấy những thứ thải bỏ như rơm rạ, thân cây ngô, vỏ thóc, vỏ quả (sọ dừa, vỏ lạc...), cành cây, mùn cưa, phoi bào, cỏ và các loại thực vật bãi thải của các nhà máy mía đường, nhà máy thuốc lá, xí nghiệp dược phẩm... đa phần đều bị vứt bỏ, đốt bỏ hoặc được tái sử dụng nhưng hiệu quả rất thấp. Điều đó không những gây ô nhiễm cực lớn cho môi trường, đáng tiếc hơn là lãng phí một nguồn tài nguyên quý giá”. Bếp hoá khí cấu thành bởi các bộ phận thùng liệu, bếp, thiết bị lọc sạch, đường ống. Thùng liệu được làm từ thép, bên trong là ruột chịu lửa chuyên dụng, tuổi thọ từ 10-20 năm sử dụng. Nguyên liệu sinh thái, thực vật, thông qua buồng chế khí, dưới điều kiện bịt kín thiếu Ôxy, sau khi áp dụng nhiệt giải hấp khô và phản ứng Ôxy hoá sinh ra thể khí mang tính cháy được, với sự trợ giúp cuả khí Nitơ và trợ cháy của khí Ôxy, đạt tới hiệu quả cháy lý tưởng.

Hệ thống kết cấu bếp có tính năng làm cho nguyên liệu vật chất sinh thái tạo ra khí, làm sạch khí đốt, tự động phân ly khi chất đốt được nạp trong thùng đốt cháy sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí cháy như: khí Carbon (CO), khí Hydrogen(H), khí Methane(CH4), khí Ethane(CH3CH3)... khí đốt tự động chạy vào hệ thống phân ly qua các bước thứ tự: Thiết bị khử sạch hắc ín, khói tro, hơi nước. Từ đó tạo thành chất khí đốt sạch, bảo vệ môi trường đồng thời qua đường ống dẫn khí đưa tới trên mặt bếp hồng ngoại. Bản thân tia hồng ngoại có mang một nguồn năng lượng không cần đến không khí dẫn xuất làm môi chất, tự thân nó đã có năng lực xuyên thấu cực mạnh rồi nên nhiệt nâng lên rất nhiều, hiệu suất chuyển hoá năng lượng đó được nâng cao gấp nhiều lần so với chất liệu sinh vật đốt trực tiếp.

Điều độc đáo của bếp là đang đun có thể rút được ống ra, mở nắp cho rác vào, hơ lửa trên ngọn khí cũng không gây cháy nên an toàn hơn hẳn bếp gas. Khí cháy chỉ bay lờ đờ chứ không phụt ra do không nén khí, không có áp lực.

Bếp hồng ngoại được thiết kế tổng hợp các nguyên lý: Khí động học, thuỷ động học, truyền nhiệt học, lợi dụng sự hoà khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước, ngăn cản sự sản sinh của hắc ín, kéo dài thời gian đốt, mà không có khói tro và muội than tự do, không đen đáy nồi.

Đáng lưu ý là không cần cho thêm bất kỳ một nguyên liệu hoá chất nào, trực tiếp chuyển hoá các chất liệu sinh thái, thực vật thông thường thành khí đốt có nhiệt trị cao, hiệu quả đốt cháy tốt, qua thời gian nghiên cứu và thí nghiệm hợp chuẩn. Nhồi 2kg liệu một lần, duy trì đốt khoảng 3 tiếng, thời gian hãm lửa, bảo quản lưu nhiệt lên tới 120 tiếng. Với ứng dụng kỹ thuật đốt bằng tia hồng ngoại, có nhiệt độ cực cao trên bề mặt bếp (gần 1.0000 C) từ đó càng tăng nhanh sự giảm nhiệt hiệu suất cao, đồng thời rút ngắn thời gian làm việc bếp núc, giảm thiểu cường độ lao động.

Về độ tiện dụng của bếp, thông thường 2 đến 3 ngày nạp liệu 1 lần, 5 đến 7 ngày mới xả tro 1 lần, gia đình bình thường chỉ cần 2 đến 3 kg nguyên liệu là đáp ứng đủ nhu cầu thường nhật, tiết kiệm tới trên 70% so với bếp thông thường. Cho đến thời điểm này có thể khẳng định rằng đây là loại bếp kinh tế nhất, tiết kiệm nhất, thực dụng nhất mà nguồn chất liệu sinh thái không bao giờ cạn kiệt, thích ứng với từng hộ gia đình mà chi phí của nó nằm trong tầm khả năng kinh tế của từng gia đình.  Hiện anh Tuấn đang ấp ủ ý tưởng nghiên cứu nén khí vào bình để bán được như bình gas hay phát triển những chiếc bếp sinh thái loại lớn dùng cho sấy chè. Bạn đọc có thể liên hệ với anh theo số ĐT 0913285999 để biết thêm chi tiết.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm