| Hotline: 0983.970.780

Cầu Vàng và đường dát... vàng

Thứ Bảy 13/06/2020 , 06:35 (GMT+7)

Sau gần một tuần bác Thảo Dân được thằng Út cho đi du lịch, sáng nay bác mời lão Cò sang nhâm nhi vài chén Tiên Lãng Tửu với cá mực nướng.

Với gương mặt bí ẩn bác hỏi:

- Lão là người đi khắp mọi miền đất nước, vậy theo lão cây cầu nào hoành tráng và vĩ đại nhất Việt Nam?

Ngẫm nghĩ một lát lão Cò bảo:

- Theo tôi đó là cầu Long Biên. Cầu xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902 thì hoàn thành, cách nay đúng 118 năm mà vẫn trụ vững...

- Còn cầu Thăng Long thì sao?

- Cũng là cây cầu vĩ đại nhất miền Bắc, nhưng về sự kỳ vĩ thì không thế sánh được với cầu Long Biên.

- Cầu nào mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhất?

Lão Cò nghĩ ngợi một lúc rồi lắc đầu:

- Chịu, nhưng theo bác thì cây cầu nào?

- Đó là cầu Vàng mà tôi vừa từ đó về. Cầu chỉ dài 150m, nhưng mỗi ngày thu hút mấy nghìn khách du lịch, tính ra mỗi ngày thu vài ba tỷ…

- Thế mới gọi là cầu Vàng chứ.

Bác Thảo Dân cười tủm tỉm, gương mặt đầy sự đắc ý về sự hiểu biết của mình:

- Bây giờ tôi lại hỏi lão con đường nào đắt nhất hành tinh?

Lão Cò đặt chén rượu xuống cười ha hả:

- Người ta bảo: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Bác toàn hỏi bí nhau chỉ giáo sư Gu Gồ mới trả lời được.

Đến lượt bác Thảo Dân cười ngất:

- Chả cần hỏi "giáo sư Gu Gồ" tôi nói cho lão biết ngay đó là đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

- Bây giờ bác nhắc tôi mới nhớ ra, cả tháng nay đi bán thớt, nghe dân chửi lũ mặt thớt từ đám tướng lĩnh đến bọn quan nha nhiều địa phương nghe mà xót xa cho đất nước mình quá.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự toán ban đầu 552 triệu đô, sau đội lên gần 900 triệu đô, rồi chậm tiến độ 10 năm, mỗi năm lại phải trả lãi 650 tỷ, nhà thầu đang đòi thêm 50 triệu đô mà chưa biết bao giờ tàu mới chạy.

Đúng là con đường dát vàng đắt nhất hành tinh, báo chí ví đây là khúc xương 13km khó nuốt…

Bác Thảo Dân cười lục khục trong cổ:

- Nuốt thế chó nào được, có cầu Vàng thì phải có đường giát vàng chứ. Cha tiên sư lũ...! Thôi bác uống đi, dẫu sao tôi cũng được bước chân lên cầu Vàng rồi, giờ chẳng mong đi trên con đường dát vàng đó đâu.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm