| Hotline: 0983.970.780

Cây bông vải "tìm đường" sang Campuchia

Thứ Ba 12/10/2010 , 10:56 (GMT+7)

Sẽ có khoảng 20.000 ha cây bông vải được DN Việt Nam hợp tác đầu tư với Campuchia để tận dụng lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu rất phù hợp với loại cây này.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng thăm vườn bông ở Bình Thuận

Sẽ có khoảng 20.000 ha cây bông vải được DN Việt Nam hợp tác đầu tư với Campuchia để tận dụng lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu rất phù hợp với loại cây này.

Sau hơn 30 năm tồn tại từ nông trường đến hộ nông dân, diện tích cây bông vải ở nước ta đã có những năm đạt được 30 nghìn ha, năng suất bình quân 12 tạ/ha, đã đáp ứng được từ 10- 12% nguyên liệu cho ngành dệt may. Nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt của các cây màu cùng vụ tận dụng nước trời khác như bắp, đậu nành, diện tích cây bông vải không những không giữ vững mà còn tuột dốc. Đã có thời điểm vùng Đông Nam bộ được xem là vùng phát triển bông trọng điểm, thì đến nay xem như bị xóa sổ dù năng suất có những vụ đạt 18 tạ/ha và giá thu mua bông hạt từ 8.000 đồng/kg lên tới 12.000 đồng/kg.

Trước thực tế không mấy sáng sủa đó, để tồn tại và tự khẳng định những tiến bộ về lai tạo giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc, Cty Cổ phần Bông Việt Nam - một trong những đơn vị chủ lực của ngành bông vải hiện nay, đã tìm đường sang Campuchia hợp tác. Nếu so với các vùng trồng bông ở nước ta như miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ thì lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ở Campuchia thích hợp cho cây bông vải phát triển hơn nhiều. Ở đó không có hoặc có rất ít những trận mưa bão cuối vụ nếu bông sử dụng nước trời, đất rộng, bằng phẳng, người thưa, đủ điều kiện để mở rộng diện tích nếu có hiệu quả kinh tế.

Từ suy nghĩ đó, năm 2007 Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã cử cán bộ sang nước bạn tìm hiểu. Được Bộ Nông nghiệp Campuchia và Bộ NN-PTNT Việt Nam chấp thuận, bước đầu Cty đã hợp đồng trồng bông với các nông hộ ở hai tỉnh Batdambang và Ratavakiri với hình thức bán giống, hướng dẫn kĩ thuật trồng chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm với giá thoả thuận. Những suy tính ban đầu của Cty đã được hiệu quả trồng bông ở Campuchia trả lời. Cùng lúc đó, Cty Seladamex Co., Ltd của nước bạn nhìn thấy tiềm năng cũng muốn đầu tư trồng loại nguyên liệu này. Họ tìm đến Cty bàn phương án hợp tác.

Niên vụ bông 2008, công ty bạn mua 1 tấn giống bông lai VN012 là giống bông chống được sâu bệnh, năng suất lí thuyết đạt 5-6 tấn/ha. Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã cử cán bộ kĩ thuật sang giúp bạn tổ chức sản xuất. Cuối vụ thu hoạch năng suất bình quân đạt 14 tạ/ ha. Tiếp đến niên vụ 2009 công ty bạn đã mua 5 tấn giống tương đương trồng được 1.000 ha, vụ này năng suất bình quân vẫn giữ 14 tạ/ha. Kết quả khả quan đó đã mở ra triển vọng phát triển diện tích bông ở nước bạn. Niên vụ bông 2010 họ đã mua 11 tấn giống. Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết như cử cán bộ, chuyên gia đến hướng dẫn kĩ thuật trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bạn.

Nhìn lại 3 năm tìm “hộ chiếu” cho giống cây bông vải Việt Nam xuất ngoại, Giám đốc Cty Cổ phần Bông Việt Nam- Trần Anh Hào cho biết: Đây được xem là hướng mở tích cực khi chúng ta phát triển được bông trang trại. Điều quan trọng là hiện chưa có giống bông nào trong vùng ưu thế hơn giống bông mà ta lai tạo được. Còn để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hợp đồng kinh tế, chúng tôi đang ráo riết hoàn tất thủ tục lập công ty cổ phần với bạn để mở rộng diện tích ít nhấp cũng phải được 20.000 ha để đưa cơ giới hoá vào việc trồng bông vải. Có vậy mới khắc phục được việc phát triển bông nhỏ lẻ như ở Việt Nam.

Đến nay theo chỗ tôi biết Chính phủ Campuchia chưa có chủ trương xem cây bông vải là cây trồng chính trong cơ cấu phát triển nông nghiệp của họ. Còn việc Cty Cổ phần Bông Việt Nam mở ra hướng hợp tác với công ty nước bạn để phát triển bông cần được xem là hướng đi tích cực trong điều kiện hiện nay. (Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bình).
Tuy nhiên để thực hiện được phương án đó thì việc thuê mướn đất đai phải được cụ thể hoá bằng luật pháp nước bạn. Và nếu phương án cổ phần hoá không thực hiện được thì việc tìm “hộ chiếu” cho giống cây bông vải cũng chỉ là giải pháp tình thế. Bởi cũng như Việt Nam, trước đây ở Campuchia bông vải đang là cây trồng mới, chưa có sự cạnh tranh gay gắt với các cây trồng khác, nhưng liệu 5-10 năm nữa lợi thế này có còn không?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bình- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Vinatec (TPHCM), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Bông vải Việt Nam cho rằng: "Về điều kiện cần thì Campuchia được đánh giá là nước có tiềm năng để cây bông vải phát triển như đất đai màu mỡ, bằng phẳng, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp. Điều đó đã được các nghiên cứu của Pháp cũng như Việt Nam công nhận. Nhưng để cây bông vải phát triển dược thì yếu tố cần chưa đủ mà phải có chủ trương từ Chính phủ".

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất