| Hotline: 0983.970.780

Cay đắng vì ớt

Thứ Ba 08/03/2016 , 13:15 (GMT+7)

Suốt nhiều năm gần đây, người trồng ớt ở Bình Định thắng ít thua nhiều. Bởi lẽ giá ớt chưa bao giờ ổn định...

Địa phương được mệnh danh “thủ phủ” ớt là huyện Phù Mỹ. Theo ông Nguyễn Thành Lợi, chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, vụ ớt ĐX 2015 - 2016 diện tích trồng ớt trên địa bàn huyện đạt khoảng 800ha, chủ yếu là ớt chỉ địa chuyên xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra, nhiều diện tích ớt vụ xuân vẫn tiếp tục được bà con xuống giống cho đến tháng 2 âm lịch. Một số ít diện tích xuống giống sớm cho thu hoạch lai rai vào thời điểm trước Tết, bước sang tháng Giêng đa số diện tích ớt bắt đầu thu hoạch đại trà.

Bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt chỉ địa chuyên xuất khẩu sang Trung Quốc đứng ở mức 12.000 đ/kg, ớt chỉ thiên bán được 23.000 - 25.000 đ/kg. Tuy nhiên, những mức giá nói trên kéo dài chẳng bao lâu thì tuột thấp thảm hại.

Ông Ngô Đình Ba, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ cho biết: “Ăn Tết xong, loại ớt được bà con trồng đại trà chủ yếu để xuất khẩu sang Trung Quốc còn đứng giá 11.000 - 12.000 đ/kg, thế nhưng mức giá này kéo dài chẳng bao lâu thì hiện nay đã hạ thấp thê thảm, chỉ còn 4.000 đ/kg. Ớt chỉ thiên bà con Phù Mỹ ít trồng nên diện tích chẳng có là bao”.

“Tui trồng ớt hàng chục năm nay rồi nhưng chưa bao giờ thấy giá ớt chỉ thiên giá hạ thấp như năm nay. Trước đây cũng có năm giá ớt rớt thấp, nhưng giá thấp nhất vẫn đứng ở mức 10.000 đ/kg, năm nay có thời điểm chỉ bán được 5.000 đ/kg. Khi giá ớt hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì nông dân còn “đánh bạc” với cây ớt dài dài”, nông dân Huỳnh Thành Nhân ở thôn Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa nhận định.

Nông dân Trần Ngọc Phúc (50 tuổi) ở thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) than thở: “7 sào ớt của tôi trước Tết đã có chín lai rai, đang lúc giá ớt 12.000 đ/kg nhưng thu hoạch không được mấy.

Bây giờ thu hoạch rộ thì ớt đã tuột giá xuống chỉ còn 3.000 - 4.000 đ/kg. Đầu tư 1 sào ớt (500m2) từ khâu làm đất, mua giống, bón phân, thuốc BVTV đến khi thu hoạch mất đến 5 - 6 triệu đồng. Với giá bán 3.000 - 4.000 đ/kg như hiện nay thì lỗ to. Trồng ớt cứ như đánh bạc, vụ này nông dân lại thua”.

Theo ông Nguyễn Thành Lợi, chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, năng suất ớt bình quân trên địa bàn huyện là 16 tấn/ha (20 sào), vị chi là 800 kg/sào.

Nông dân Nguyễn Tấn ở xã Mỹ Quang (Phù Mỹ) làm 1 phép tính đơn giản: Giá ớt được bán cao nhất hiện nay là 4.000 đ/kg, nếu hộ trồng ớt nhà không có lao động, phải thuê công hái thì tiền bán ớt không đủ trả tiền thuê công. Do đó, nhiều hộ cứ bỏ mặc ớt chín rục ngoài đồng, chấp nhận mất đứt khoản đầu tư từ đầu đến cuối.

Năm nay, những hộ trồng ớt đại trà thua thiệt đã đành, cả những hộ trồng ớt trái vụ cũng bị thất bại cay đắng. Ví như ở xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn), nơi nông dân chuyên trồng ớt chỉ thiên với 25ha.

2160128537
Nông dân buồn vì đến cả ớt chỉ thiên trồng trái vụ cũng thất bại cay đắng

Ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa, cho biết: “Những năm trước đây, ớt chỉ thiên trồng trái vụ thu hoạch vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, khi đó lứa ớt đại trà chưa cho trái nên ớt ở đây thường bán được giá rất cao, đến 40.000 - 50.000 đ/kg. Thế nhưng trong vụ này không biết do sao mà giá ớt chỉ bán được từ 5.000 - 8.000 đ/kg. Chưa bao giờ người trồng ớt ở đây phải đối mặt với giá ớt thấp đến như vậy”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

5 giải pháp cho vụ hè thu ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất