| Hotline: 0983.970.780

Cây khóm chinh phục đất phèn

Thứ Năm 25/09/2014 , 10:11 (GMT+7)

Sau 20 năm tập trung khai hoang 33.321 ha, nông dân huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã khoác cho vùng đất này một bộ áo mới. 

Đồng đất nơi đây vốn nhiễm phèn nặng đã trở nên màu mỡ, trù phú...

Ông Bùi Công Thành, ấp Tân Phong, xã Tân Lập II (Tân Phước) chia sẻ: "Vùng khóm Tân Phước phát triển như hôm nay là nhờ Nhà nước đầu tư kịp thời hệ thống thủy lợi. Năm 1989 tôi về nhận khoán 7.500 m2 đất rừng khai hoang trồng khóm, bình bát, mãng cầu, khoai mỡ nhưng không hiệu quả do đất nhiễm phèn nặng.

Tôi cùng nhiều bà con trong ấp góp tiền làm đê bao ngăn lũ, tháo úng, xả phèn  để trồng khóm chuyên canh. Mùa lũ lớn năm 2000, 120 ha khóm chuyên canh không bị ngập. Khi đó lãnh đạo tỉnh, huyện thấy được tầm quan trọng của ô bao chống lũ nên đã lập nhiều dự án đầu tư thủy lợi".

Sau hơn 20 năm SX, đến nay ông Thành đã có trong tay 6 ha đất trồng khóm chuyên canh. Chu kỳ phát triển của cây khóm từ khi trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Tổng vốn đầu tư 1 ha khóm khoảng 75 - 80 triệu đồng. Khóm cho thu hoạch 3 vụ/năm và thu liên tục 4 - 5 năm mới cải tạo trồng mới. Năng suất khóm đạt từ mức 20 - 25 tấn/năm. Với giá khóm thương phẩm ổn định 4.000 - 5.000 đồng/kg, nông dân nhanh chóng làm giàu...

Ông Trần Việt Đông, ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Phước canh tác 1 ha khóm khẳng định: "Đây là cây trồng chủ lực, giúp nông dân có cơm ngon áo đẹp. Để khóm bám rễ lâu dài thì việc đầu tư thau chua rửa phèn, làm ô đê bao ngăn lũ là luôn cần thiết".

Ông Võ Văn Xê, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tân Phước nói, từ khi dự án ngọt hóa Gò Công triển khai, hàng loạt các kinh rạch được nạo vét thì vùng đất phèn Tân Phước đã được đánh thức. Trong 20 năm qua nơi đây đã mở được hơn 40 kinh mới để xả phèn, hình thành 140 ô bao, với 750 km tuyến đê bao vững chắc, bảo vệ SX của bà con khu lũ về. Cây khóm bám được đất Tân Phước đã  nông dân làm giàu với thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Còn ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phước chia sẻ, từ 6.570 ha khóm (năm 2004), sau 20 năm đã tăng lên 15.500 ha, sản lượng hằng năm đạt 261.900 tấn khóm thương phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đất lúa 1 vụ bấp bênh đã được cải tạo SX 3 vụ ăn chắc, đời sống của người dân đã tăng gấp 10 lần so với ngày đầu thành lập huyện.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm