| Hotline: 0983.970.780

Cây lạc leo đồi

Thứ Ba 23/10/2012 , 10:46 (GMT+7)

Lạc là cây trồng có vị trí đứng thứ hai, chỉ sau cây lúa ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân.

Lạc là cây trồng có vị trí đứng thứ hai, chỉ sau cây lúa ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Cây lạc không chỉ được trồng ở đồng bằng, mà còn "leo" lên cả gò đồi.

Quy hoạch vùng SX lạc

Bà Lê Thị Mai ở thôn Đâu Bình 1, xã Cam Tuyền vụ vừa rồi trồng 2 sào lạc theo quy trình mới. Khi thu hoạch bà không tin nổi vào mắt mình. Trồng lạc theo truyền thống cho năng suất chỉ 12 - 13 tạ/ha, nhưng trồng theo kỹ thuật mới đạt 28 - 30 tạ/ha. Toàn xã Cam Tuyền trồng 115 ha lạc, chưa khi nào nông dân lại háo hức trồng lạc như bây giờ. Nhờ áp dụng TBKT thâm canh nên lạc cho năng suất cao, lãi nhiều.

Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cam Lộ cho biết địa phương có diện tích đất trồng lạc rất lớn và có thể trồng theo quy mô tập trung, chuyên canh, thâm canh tăng năng suất. Nhằm chú trọng phát triển cây trồng truyền thống có nhiều ưu thế, huyện đã quy hoạch vùng chuyên canh lạc. Những năm trước, cây lạc chỉ trồng được vùng đồng bằng. Bây giờ nhờ hệ thống tưới tiêu của công trình thuỷ lợi Đá Mài- Tân Kim nên những vùng gò đồi khô hạn đã có nước tưới, cây lạc có điều kiện phát triển. Diện tích trồng lạc của huyện đạt gần 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở vùng phía bắc sông Hiếu.


Cam Lộ sẽ tạo đột phá từ cây lạc

Bắt đầu từ vụ ĐX 2011- 2012, huyện Cam Lộ phối hợp với Trung tâm KN-KN Quảng Trị triển khai đề án nâng cao hiệu quả vùng lạc. Đáng chú ý là hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT thâm canh cây lạc bằng biện pháp phủ bạt nilon. Phương pháp canh tác tiên tiến này đã được nhiều địa phương trong nước triển khai có hiệu quả. Mục tiêu nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng biện pháp canh tác khoa học tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, khôi phục cây trồng truyền thống có hiệu quả và bền vững.

Theo ông Hùng, với sự hỗ trợ 50% tiền mua giống, 100% màng nhựa phủ luống, 40% phân bón vô cơ, huyện đã chỉ đạo xây dựng 10 mô hình trồng lạc tiên tiến với diện tích 35 ha tại xã Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Thanh và thị trấn Cam Lộ. Các hộ tham gia được huyện cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, giám sát và chỉ đạo cụ thể. Nông dân được tập huấn áp dụng TBKT vào canh tác giống lạc L14, L23, lạc chùm Cam Lộ.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, trồng lạc vụ ĐX có phủ bạt nilon sinh trưởng, phát triển tốt hơn do ấm áp về mùa đông, giữ ẩm về mùa hè, không bị cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng nên năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Ông Nguyễn Kiệm ở thôn Quật Xá cho biết, trước đây năng suất lạc bình quân chỉ 12 - 13 tạ/ha/vụ, nay đã đạt hơn 30 tạ, có nơi 38 tạ/ha nhờ trồng lạc phủ nilon. Theo tính toán, trồng lạc theo TBKT lãi hơn truyền thống 7 triệu đồng/ha.

Phát triển lạc, không "lạc" lối

Để chủ động về nguồn giống, vụ ĐX 2011-2012 Cam Lộ cũng đã thực hiện thí điểm xây dựng vùng chuyên SX giống từ 50- 60 ha tại các xã trọng điểm lạc như Cam Tuyền, Cam Thành, thị trấn Cam Lộ, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có 150 ha chuyên SX giống đáp ứng nhu cầu của bà con.

Ông Nguyễn Công Phán:

UBND huyện Cam Lộ sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng để người dân cải tạo đồng ruộng, đầu tư mua sắm máy móc phục vụ SX. Từng bước thực hiện dồn điền đổi thửa, mạnh dạn thử nghiệm các hình thức để nông dân tích tụ ruộng đất, phát triển diện tích lạc quy mô lớn, thuận lợi trong việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị...

Ông Nguyễn Công Phán, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ chia sẻ: "Trong "giấc mơ" chúng tôi vẫn phải phấn đấu đưa những vùng gò đồi bạt ngàn vào trồng lạc để nâng cao cuộc sống của nông dân. Theo kế hoạch, huyện phấn đấu đến năm 2015 có 600 ha, tương đương 50% diện tích lạc thực hiện canh tác theo các quy trình tiến bộ, giảm sâu bệnh, năng suất trên 25 tạ/ha/vụ.

Để thực hiện giấc mơ này, một việc làm quan trọng là tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thủy lợi, giao thông và cải tạo đồng ruộng để hỗ trợ nông dân có điều kiện đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích, tăng vụ, bảo đảm đến năm 2015 toàn huyện ổn định diện tích lạc 1.200 ha được tưới tiêu, chứ không sống nhờ trời".

Về các chính sách hỗ trợ phát triển SX, huyện Cam Lộ thực hiện giao đất cho người có khả năng SX bằng hình thức cho thuê đất có thời hạn, diện tích không hạn chế. Đối với đất đang trồng lạc chưa cải tạo mặt bằng nhưng đã giao cho hộ gia đình, sẽ hỗ trợ kinh phí để cải tạo đồng ruộng bằng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.