| Hotline: 0983.970.780

CDC: Virus cúm gia cầm chết người ở Campuchia là biến thể đặc hữu

Thứ Hai 27/02/2023 , 09:23 (GMT+7)

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, loại virus cúm gia cầm H5N1 khiến hai người mắc ở Campuchia được xác định là một dòng cúm gia cầm đặc hữu.

Vịt chết được người dân treo tại một trang trại ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh (Campuchia) hồi cuối năm 2008. Ảnh: Chor Sokunthea

Vịt chết được người dân treo tại một trang trại ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh (Campuchia) hồi cuối năm 2008. Ảnh: Chor Sokunthea

Các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định, hiện chủng cúm gia cầm nguy hiểm trên vẫn đang lưu hành tiềm ẩn ở nước này. Trước đó, biến thể virus cúm gia cầm đặc hữu này (chỉ xuất hiện tại một địa phương) đã làm một bé gái 11 tuổi nhiễm bệnh và tử vong.

Các trường hợp nhiễm cúm gia cầm và tử vong được báo cáo vào tuần trước làm dấy lên lo ngại rằng chúng được gây ra bởi một chủng H5N1 mới, thuộc phân nhánh 2.3.4.4b, xuất hiện vào năm 2020 và gây ra số ca tử vong kỷ lục ở chim hoang dã và gia cầm nuôi trong nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của giới khoa học cho đến nay vẫn khẳng định là phải như vậy.

CDC cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng, trình tự gen sơ bộ được thực hiện ở Campuchia đã khiến Bộ Y tế của nước này xác định virus trên là nhánh H5 2.3.2.1c, lưu hành ở Campuchia giữa các loài chim và gia cầm trong nhiều năm và gây ra các bệnh nhiễm trùng lẻ tẻ ở người.

“Chính xác đây là một nhánh cúm gia cầm lâu đời đã lưu hành trong khu vực trong nhiều năm và mặc dù nó đã từng lây nhiễm sang người, nhưng vẫn chưa hề có dấu hiệu “lây truyền từ người sang người”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mối đe dọa ít hơn”, chuyên gia Erik Karlsson, giám đốc Trung tâm Cúm Quốc gia Campuchia kiêm quyền Trưởng phòng Virus học -Viện Pasteur Campuchia, người xác định trình tự virus, cho biết.

Ông Erik Karlsson nói thêm rằng, phản ứng cần phải được phối hợp và nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan thêm và hạn chế tiếp xúc với bất kỳ nguồn lây nhiễm phổ biến nào.

CDC cho biết, hiện một cuộc điều tra về nguồn gốc virus cúm gia cầm này vẫn đang tiến hành để phát hiện thêm bất kỳ trường hợp nào đang diễn ra, đồng thời tái khẳng định “cho đến nay chủng cúm gia cầm này không có dấu hiệu lây lan từ người sang người”.

Campuchia đã xét nghiệm chủng virus cúm gia cầm H5N1 cho ít nhất 12 người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh vào tuần trước, sau khi một bé gái 11 tuổi tử vong vì loại virus này trong trường hợp lây truyền sang người đầu tiên được biết đến ở nước này trong gần một thập kỷ.

Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng cho biết trong một tuyên bố, bố của nạn nhân, người thuộc nhóm mà bé gái đã tiếp xúc ở một tỉnh phía đông thủ đô Phnom Penh, đã xét nghiệm dương tính với virus nhưng không có triệu chứng.

Chuyên gia dịch tễ Erik Karlsson cho biết hiện mới chỉ có trường hợp của bé gái tử vong được giải trình tự còn người cha vẫn đang được xử lý.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện cơ quan này vẫn đang tiếp tục làm việc với chính phủ Campuchia để theo dõi các ca bệnh mới, mô tả tình hình là đáng lo ngại do sự gia tăng gần đây số trường hợp nhiễm bệnh ở chim hoang dã và động vật có vú.

(Reuters)

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sáp nhập nhiều xã của 4 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên từ 1/12

Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện; 172 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 121 xã, 41 phường và 10 thị trấn.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.