| Hotline: 0983.970.780

Chăm bón thanh long trong điều kiện bất lợi năm 2022

Thứ Hai 27/06/2022 , 08:05 (GMT+7)

Giá thanh long thấp, nhà vườn khó khăn nên 'khẩu phần ăn' của cây thanh long bị cắt giảm, nhiều vườn cây ở ĐBSCL xuống cấp do bệnh hại tấn công, rất khó phục hồi.

Nhiều nơi, thậm chí nhà vườn còn chọn cách phá bỏ. Cây làm giàu ngày nào, giờ trở thành gánh nặng. Cả khi quyết định phá bỏ, công phá bỏ cho 1ha thanh long bây giờ cũng lên đến hơn 30 triệu đồng. Mà phá bỏ xong, cũng chẳng biết phải trồng cây gì thay thế để có hiệu quả. Chưa bao giờ, bài toán cho cây thanh long lại khiến nhà vườn “quặn lòng” đến thế.

Những tuần qua, giá thanh long đã nhích tăng. Một tín hiệu vui ngay giữa thời điểm vào vụ thuận. Ít có nhà vườn nào đủ để duy trì vườn thành long sung mãn khi giá thanh long chạm đáy, không có thương lái thu mua. Thế nên giờ đây, giá thanh long tăng trở lại nhưng bà con không có trái để bán.

Những nhà vườn trồng thanh long lâu năm như nhà vườn Hồ Văn Du hay Trần Thị Kim ở ấp Bình Thủy, xã Bình Quới, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) tỏ ra tiếc nuối. Nhưng rồi, lại tiếp tục đăm chiêu vì một lẽ “cũng chẳng biết thế nào” khi mà 2 năm liền, bà con liên tục rơi vào tình cảnh giá thanh long liên tục đổi chiều, tăng rồi lại giảm, có khi chỉ cách nhau vài ngày, giá chênh lệch đến gần 10.000 đồng/kg, và nông dân đang từ chỗ có lời, chuyển sang lỗ nặng.

Bà con cần thực hiện các kỹ thuật nhằm duy trì vườn thanh long, tránh bị suy kiệt, không thể phục hồi. Ảnh: TL.

Bà con cần thực hiện các kỹ thuật nhằm duy trì vườn thanh long, tránh bị suy kiệt, không thể phục hồi. Ảnh: TL.

Câu chuyện cây thanh long hôm nay đã góp thêm vào kho tàng kinh nghiệm sản xuất của nhà vườn. Trước đây, đã có nhiều loại cây ăn trái cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự: "Đốn nhãn hầm than", "trồng mận nuôi cá"… Từ những bài học đã qua, nhà vườn cũng thấy được rằng mình không tự quyết định được giá cả thị trường, mà nó diễn biến theo quy luật cung - cầu.

Điều mà nhà nông quyết định được đó là áp dụng những biện pháp canh tác để tiết kiệm chi phí, đầu tư tối thiểu trong giai đoạn giá nông sản thấp, chấp nhận thu nhập thấp để duy trì vườn cây. Khi giá cả tăng lên, nhà vườn tăng đầu tư để tăng thu nhập.

Để làm được điều này, nhà vườn trồng thanh long cần am hiểu cặn kẽ chất đất của vườn nhà, đặc tính sinh lí của cây để có những đầu tư phân, thuốc phù hợp, giúp quyết định đến sức khỏe của cây, chất lượng trái, quan trọng hơn là giảm được chi phí sản xuất, nhất là trong thời điểm giá thanh long bấp bênh, giá phân bón vật tư đầu vào tăng cao.

Loay hoay chưa biết nên làm gì, trồng gì để thay thế cây thanh long là tình cảnh chung của hầu hết nhà vườn khi giá thanh long chạm đáy. Thậm chí ngay lúc này, khi giá thanh long nhích tăng, nhưng tình trạng “trồi sụt” vẫn khó lường. Riêng ở góc độ tiết kiệm chi phí, cần có cách chăm sóc thanh long ứng phó với thời điểm khó khăn hiện tại để những nhà vườn quyết chí bám vườn, gắn bó với cây thanh long có thêm cơ sở kỹ thuật để áp dụng hiệu quả hơn.

Tỉa cành để giảm nhu cầu dinh dưỡng của cây

Cần tỉa bỏ các cành già, cành khuất bên trong tán bằng cách cắt ngang cành và cách đáy cành 20 - 30cm nhằm làm giá đỡ cho cây. Cành vừa cho trái vụ trước, cành trẻ nằm bên ngoài tán nên để lại nuôi chồi mới (chỉ để lại một chồi). Khi cành dài 1,2 - 1,5 m thì cắt đọt cành con tạo điều kiện cho cành mập và nhanh cho trái. Tỉa bỏ những cành già, cành khuất bên trong tán có những lợi ích sau:

Giảm mất dinh dưỡng đường bột: Những cành khuất bên trong tán hay những cành già là những cành không tạo ra dinh dưỡng đường bột đáng kể, nhưng sử dụng nhiều dinh dưỡng đường bột từ những cành trẻ tạo ra.

Giảm lượng phân bón: Bỏ đi những cành già, cành khuất bên trong tán là bỏ đi những "miệng ăn" giúp giảm lượng phân bón.

Giảm lượng nước tưới: Cành già, khuất bên trong tán mặc dù có lớp sáp dày hạn chế mất nước, nhưng bỏ đi vẫn tiết kiệm được lượng nước tưới.

Giảm sâu bệnh: Xén tỉa giúp tán cây thông thoáng, gió và ánh sáng lọt được vào bên trong tán, hạn chế sự phát triển sâu bệnh hại, giảm chi phí phòng trừ.

Áp dụng kỹ thuật canh tác hạn chế mất phân

Để tiết kiệm chi phí phân bón, cần phải hạn chế sự thất thoát phân bón. Ở vườn cây, phân bị mất theo 4 con đường và cần có biện pháp khắc phục.

Ở vườn cây, phân bị mất theo 4 con đường.

Ở vườn cây, phân bị mất theo 4 con đường.

 Mất phân do nước chảy tràn và thấm sâu: Phân N và K tan trong nước tưới hay nước mưa chảy tràn xuống mương hay thấm sâu ra khỏi vùng rễ. Hạn chế sự thất thoát này bằng cách bón phân vào băng đất quanh tán, có xới xáo nhẹ lớp đất mặt và khỏa đất vùi phân sau khi bón. Không tưới dư thừa nước và nhìn trời trước khi bón để tránh mưa.

Phân bị cố định trong đất: Con đường mất này chủ yếu xảy ra với phân P. Hạn chế bằng cách điều chỉnh pH đất từ 6 - 7,5 bằng vôi hay phân Đầu Trâu Mặn - Phèn.

Mất phân do bay hơi: Chỉ có phân N mới bị mất theo cách này. Nên bón phân N có bổ sung chất ức chế bay hơi như Đầu Trâu 46A+ và không bón khơi trên mặt đất.

Để giảm thất thoát N, nên bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, là phân có bổ sung chất làm giảm mất N do bay hơi.

Để giảm thất thoát N, nên bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, là phân có bổ sung chất làm giảm mất N do bay hơi.

Bón phân cân đối theo đặc tính đất

Đất của vùng trồng thanh long trọng điểm ở tỉnh Long An và Tiền Giang có nguồn gốc từ trầm tích biển không chứa vật liệu sinh phèn nên có pH gần 7, giàu K, P hữu dụng ở mức trung bình nhưng nghèo hữu cơ (nghèo N). Do đó, canh tác với mục đích duy trì vườn thanh long khi giá xuống thấp như hiện nay thì không cần bón K và P, chỉ cần bón N là đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của thanh long.

Cách bón phân này được minh chứng qua một thí nghiệm ở Thái Lan, đất có đặc tính tượng tự như đất trồng thanh long ở Long An và Tiền Giang, cũng cho kết quả là nghiệm thức chỉ bón phân N cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Lưu ý, để giảm thất thoát N, nên bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, là phân có bổ sung chất làm giảm mất N do bay hơi. Giảm phân bón cũng làm giảm áp lực sâu bệnh. Bổ sung canxi, silic trên nền đất giàu kali sẽ giúp rễ cây thanh long phát triển khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt, từ đó cây khỏe, kháng bệnh cao.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất