| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc, phục hồi vườn sầu riêng ngộ độc mặn

Thứ Sáu 26/04/2019 , 07:25 (GMT+7)

Với mức độ chịu mặn thấp, chỉ từ 0,5‰ - 1‰, sầu riêng được xếp vào loại cây mẫn cảm với hạn, mặn.

Trong đợt hạn, mặn lịch sử năm 2016, nhiều nhà vườn bất lực nhìn vườn sầu riêng chết dần thì anh Nguyễn Văn Tùng, ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, Bến Tre lại cứu thành công vườn cây của mình chỉ trong vòng 3 tháng. Chúng tôi nghĩ đây là 1 cách làm không mới trong khoa học nhưng là cách làm thông minh của một nhà nông.

10-58-18_63_t1_ok_mt

Theo anh Tùng, để rửa mặn cho vườn sầu riêng, anh cũng sử dụng những bước rửa mặn cơ bản như bón vôi, tưới nước để dội sạch muối ra khỏi đất. Sau đó, bón phân để cây dần hồi phục. Trong từng bước thực hiện, anh rất cẩn trọng, chỉ dùng nước đảm bảo độ ngọt phù hợp để rửa mặn cho vườn, tuyệt đối không dùng lại nguồn nước đã bị nhiễm mặn để tưới.

Sau đó, anh chọn dùng các loại phân bón hữu cơ tinh chất bón gốc để bộ rễ nhanh phục hồi, chứ không dùng phân hóa học để bón. Tiếp đó, anh bón bổ sung một số loại nấm để tăng cường giúp bộ rễ mạnh, hấp thu dinh dưỡng nhanh. Và khi phục hồi, anh tiếp tục dùng phân bón lá ở dạng hữu cơ nano để giúp cây phục hồi bộ lá.

Với cách làm này, chỉ trong vòng 3 - 4 tháng, vườn cây sầu riêng bị ngộ độc mặn của gia đình anh đã hoàn toàn hồi phục, cho lá xanh tươi trở lại. Và những tháng tiếp theo, cây bắt đầu trở lại quy trình sinh trưởng bình thường ra hoa, đậu quả với số lượng trái rất sai.

Theo Tiến sĩ Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây ăn quả Miền Nam, việc rửa mặn cho vườn sầu riêng khi bị sốc mặn cần tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc sau:

Giai đoạn 1 là cần rửa mặn: Đầu tiên là bón vôi để rửa mặn. Tùy tuổi cây, ví dụ, cây khoảng 10 năm tuổi thì bón 0,5-1kg vôi. Lúc tiến hành, chỉ sử dụng nước ngọt để rửa. Theo đó, cần đợi nước sông hết mặn thì mới tiến hành rửa, rửa 4-5 lần.

Công tác thứ 2 là phục hồi rễ bằng cách bón phân hữu cơ tinh chất. Điều này sẽ giúp phục hồi bộ rễ nhanh. Tuyệt đối không bón phân hóa học giai đoạn này. Tiếp đó là bón bổ sung một số loại nấm để tăng cường giúp bộ rễ mạnh, hấp thu dinh dưỡng nhanh.

Sau khi tái tạo đủ bộ rễ, sẽ tiến hành khôi phục bộ lá bằng các loại dinh dưỡng ở dạng hữu cơ nano. Bước này cần nhanh chóng thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để phục hồi bộ lá. Khi bộ lá và bộ rễ hoạt động đồng bộ thì cây sẽ khôi phục rất nhanh.

10-58-18_63_t2_ok_mt

Giai đoạn 2 là tăng tốc, tức sau khi vườn cây phục hồi sau đợt ngộ độc mặn thì nhà vườn nên chọn những cây khỏe mạnh để làm trái, và chỉ nên để tối đa 60 trái/cây. Vì nếu, để nhiều trái quá thì cây rất dễ bị suy kiệt, đồng thời chất lượng trái cũng không đảm bảo. Bà con cần cẩn trọng lưu ý để vườn sầu riêng phát triển bền vững về sau.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo, khi cây sầu riêng phục hồi hoàn toàn thì nhà vườn cần chú ý cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối để cây phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Cụ thể, bón phân cho sầu riêng cần lưu ý bón nhiều phân hữu cơ, kết hợp phân NPK chuyên dùng, tùy giai đoạn sinh trưởng mà bón phù hợp như:

- Giai đoạn sau thu hoạch: Bón từ 0,5 – 2 kg/gốc, tùy tuổi cây với 1 trong các loại phân sau đây: Đầu Trâu AT1, Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE, Đầu Trâu NPK 18-16-6+8S+TE hoặc Đầu Trâu NPK 20-15-5+TE

-Giai đoạn trước làm bông với lượng 0,5 – 2 kg/gốc, tùy tuổi cây với 1 trong các loại phân sau đây: Đầu Trâu AT2, NPK 15-30-15 hay NPK 15-20-20.

- Giai đoạn trái đang phát bón từ 0,5 – 2 kg/gốc, tùy tuổi cây với 1 trong các loại phân sau đây: Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE.

- Giai đoạn nuôi trái chuẩn bị thu hoạch bón từ 0,5 – 2 kg/gốc, tùy tuổi cây với 1 trong các loại phân sau đây: Đầu Trâu nuôi trái, Đầu Trâu AT3, Đầu Trâu NPK 15-5-20+TE, Đầu Trâu NPK 12-12-18+TE, Đầu Trâu NPK 13-13-16+TE.

10-58-18_63_t3_ok_mt

Ghi chú: Các loại phân bón Đầu Trâu sử dụng trong giai đoạn trái đang lớn và nuôi trái sử dụng Kalisulphat và có đầy đủ trung vi lượng giúp hạn chế rung trái và giúp trái chất lượng và thơm hơn.

Đặc biệt, để tránh trường hợp trái sầu riêng bị sượng, ngoài kỹ thuật chăm sóc, sử dụng nước để tránh cây bị sốc thì bà con cũng chú ý sử dụng các loại phân bón hợp lí. Tốt nhất khi trái sầu riêng ở giai đoạn đang phát và nuôi trái, nên sử dụng các loại phân NPK có sử dụng kali sulphat và đầy đủ trung-vi lượng, bởi trái sầu riêng rất mẫn cảm với kaliclorua. Đồng thời, tỉ lệ lưu huỳnh thích hợp, một trong những chất tạo mùi cho cây ăn trái sẽ giúp trái sâu riêng chất lượng và thơm ngon hơn.

Nội dung “Chăm sóc, phục hồi vườn sầu riêng bị ngộ độc mặn” với phần tư vấn của TS Lê Quốc Điền sẽ trình bày trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 28/4/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón xem.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.