| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi kết hợp trồng trọt

Thứ Sáu 10/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Tôi vào thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng và trồng trọt của gia đình bà Lường Thị Tan (53 tuổi) dân tộc Thái ở bản tái định cư Trai Tôn, xã Tà Lại...

Vào một ngày đầu năm Đinh Dậu, theo lời giới thiệu của chị Hoàng Thị Tào, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tà Lại, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tôi vào thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng và trồng trọt của gia đình bà Lường Thị Tan (53 tuổi) dân tộc Thái ở bản tái định cư Trai Tôn, xã Tà Lại.

10-26-55_p2077562
Vợ chồng bà Tan chăm sóc đàn trâu, bò nhốt chuồng
 

Tiếp chúng tôi tại trại chăn nuôi cách nhà ở gần 300m, bà Tan cho biết: Tháng 1/2008, gia đình bà cùng với 50 hộ dân ở bản Hua Na, xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La để chuyển xuống đây. Những ngày đầu còn lạ nước lạ cái, gia đình thuộc diện hộ nghèo đặc biệt, chỉ có một con trâu cái, cộng với tiền hỗ trợ của nhà nước.

Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, gia đình tập trung tăng gia sản xuất với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” trồng ngô, sắn kết hợp chăn nuôi trâu, lợn, gà. Nhờ đó nguồn thu nhập cũng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước, cuộc sống gia đình bắt đầu được cải thiện.

Từ đồng vốn tích lũy bán sản phẩm, mấy năm đầu bà Tan mua thêm 1 con trâu đực, 3 con bò cái, mua lại ao nuôi cá và mua ruộng của bà con sở tại. Đặc biệt từ năm 2014 ngoài việc gieo trồng cây trên nương, gieo cấy lúa ruộng và trồng màu khác, bà đã mạnh dạn đầu tư trên 100 triệu đồng mở rộng xây dựng chuồng trại, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò theo mô hình nhốt chuồng, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. 

Bà Tan chia sẻ: "Nuôi trâu bò nhốt chuồng không vất vả lắm, lớn nhanh, khỏe và phát triển, tiêu thụ dễ, mỗi năm bán 1 - 2 con trâu bò cho thu nhập cao. Riêng năm 2016 đàn bò 18 con, 5 con trâu, 6 con dê, 6 con lợn cái đẻ, 30 con lợn thịt và hàng chục con gia cầm".

Nhờ mô hình chăn nuôi và trồng trọt kết hợp, từ năm 2014 đã đem lại lợi nhuận cho gia đình bà Tan trên 100 triệu đồng/năm. Từ các nguồn thu hàng năm gia đình bà đã xây được căn nhà kiên cố khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà và còn có tiền dư gửi ngân hàng.

Cùng với phát triển kinh tế, bà Tan còn tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội. Từng nhiều năm làm Chi hội trưởng phụ nữ, hội viên nông dân, bà còn là tấm gương điển hình về tấm lòng nhân ái, giúp đỡ các gia đình chị em hội viên khó khăn về vốn vay, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm sản xuất... Năm 2016 bà Lường Thị Tan là một trong những đại biểu nữ tiêu biểu đi dự hội nghị điển hình tiên tiến về làm kinh tế giỏi của huyện Mộc Châu.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.