| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng nước hệ thống thủy lợi An Trạch biến động

Thứ Ba 18/06/2019 , 09:09 (GMT+7)

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên, đầu tháng 5/2019 là giai đoạn thu hoạch vụ ĐX nên hệ thống thủy lợi An Trạch (Đà Nẵng) không cấp nước; giai đoạn cuối tháng tiến hành cấp nước vào ruộng phục vụ gieo sạ vụ HT.

10-55-14_nh_1
Hệ thống thủy lợi An Trạch.

Hệ thống thủy lợi An Trạch vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Hiện trạng xả thải vào nguồn nước có 3 nguồn thải chính vào hệ thống gồm: Khu công nghiệp Hòa Cầm đổ ra tại vị trí thượng lưu cầu Đỏ (VT3); từ hồ Khuê Trung đổ ra tại vị trí thượng lưu cầu Hòa Xuân (VT2) và các nguồn khác từ hệ thống xả thải của TP Đà Nẵng, đổ ra rải rác dọc sông Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Hàn.

Diễn biến xâm nhập mặn trong tháng 5 tại các vị trí quan trắc cho thấy, độ mặn giảm hơn so với tháng trước, tuy nhiên trong tháng độ mặn có xu hướng tăng từ tuần 1 đến tuần 2 (3 - 15/5), sau đó độ mặn có xu hướng giảm dần.

Diễn biến độ mặn cụ thể tại một số vị trí như sau: Tại VT1 (Cầu Thuận Phước) có xu hướng tăng từ tuần 1 (giá trị độ mặn lớn nhất khoảng 23,882 g/l) sang tuần 2 (52,67 g/l), tại VT3 (Cầu Đỏ), độ mặn có xu hướng thay đổi (trong nửa tháng đầu độ mặn chủ yếu vượt ngưỡng cho phép cấp nước cho sinh hoạt (0,25 g/l).

Trong nửa tháng sau độ mặn giảm xuống dưới ngưỡng cho phép cấp nước cho sinh hoạt. Tại các vị trí trạm bơm (Miếu Ông, Cẩm Toại, Túy Loan) độ mặn ở dưới ngưỡng cho phép (1.000 mg/l) nên hoàn toàn có thể vận hành để bơm tưới cho cây trồng.

Về chất lượng nước, kết quả quan trắc trong tháng 5/2019, nhìn chung chất lượng nước tại các vị trí quan trắc đều khá tốt; các chỉ tiêu quan trắc đa số đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, tại VT1, VT2 cho thấy chỉ có chỉ tiêu Clorua vượt ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép đảm bảo cấp nước phục vụ tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.

Tại VT3 (Cầu Đỏ) chỉ số TSS trong 2 ngày 15 và 16/5 lớn hơn giá trị cho phép; các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép về cấp nước sinh hoạt.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất