| Hotline: 0983.970.780

Châu Âu từng mất 40 năm mới loại bỏ được dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 11/09/2018 , 08:36 (GMT+7)

Trong các báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) về bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho thấy, sau khi xuất hiện tại châu Âu những năm 1950, phải mất tới 40 năm sau, tức năm 1990, EU mới loại bỏ được bệnh dịch này với một chiến dịch kiểm soát dịch bệnh trên diện rộng vô cùng nghiêm ngặt, khắt khe và tốn kém.

19-12-07_sequence_05
Nguy cơ lây lan dịch tả lợn Châu Phi từ Trung Quốc vào Việt Nam hiện rất cao

Trao đổi với NNVN chiều qua 10/9, PGS.TS Tô Long Thành, GĐ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y) cho biết, bệnh dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi năm 1920, cụ thể là tại Kenya và khu trú tại lục địa này rồi trở thành dịch bệnh địa phương.

Đến khoảng những năm 1950, dịch tả lợn Châu Phi bắt đầu xuất hiện và lan ra châu Âu. Sau đó, các nước EU tập trung thành chiến dịch vô cùng nghiêm ngặt và tốn kém để loại bỏ dịch. Nhưng cũng mất tới 40 năm các nước EU (trừ Sardinia) mới loại bỏ được hoàn toàn dịch tả lợn Châu Phi.

Tuy nhiên, đến năm 2007 bệnh dịch bắt đầu được ghi nhận quay trở lại châu Âu. Đầu tiên bệnh bùng phát tại các nước thuộc khu vực Caucasus (Armenia, Azerbaijan, Gruzia), sau đó lan sang các nước nước vùng Baltic và đến 2014 lan sang Đông Âu. Trung Quốc là quốc gia gần đây nhất ghi nhận bùng phát dịch.

Hiện tại, EU vẫn coi dịch tả lợn Châu Phi là mối đe dọa chính và nguy lớn nhất với ngành chăn nuôi lợn tại châu lục. Bởi từ năm 1920 đến nay, tức mất gần 100 năm, thế giới vẫn chưa nhiên cứu thành công loại vacxin nào phòng ngừa được loại dịch bệnh này bởi virus có cấu tạo và cơ chế lây lan vô cùng phức tạp. Đến hết năm 2018, châu Âu đã phải tiêu hủy gần 1 triệu con lợn nuôi và khoảng 1.300 con lợn rừng bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, theo TS Tô Long Thành, dịch tả lợn Châu Phi do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh điều trị không hiệu quả, một khi lợn nhiễm bệnh tỉ lệ chết lên tới 100% nên chỉ có giải pháp duy nhất là tiêu hủy. Do đó, dù bệnh không lây lan trực tiếp sang người, song hậu quả dịch tả lợn Châu Phi gây ra cho người chăn nuôi và ngành kinh doanh, chế biến thịt lợn vô cùng lớn, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm.

Quay trở lại Việt Nam, chưa bao giờ ngành chăn nuôi lợn của nước ta "mong manh, dễ vỡ" như hiện nay. Sau gần 2 năm khủng hoảng giá lợn kéo theo nhiều vùng chăn nuôi lợn lao đao, đàn lợn trong nước mới bắt đầu gượng dậy 3 tháng trở lại đây đang đứng trước thách thức, dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử. Với hạ tầng chăn nuôi thú y của ta hiện nay, nếu để dịch tả lợn Châu Phi tràn vào, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam nguy cơ bị xóa sổ.

Nguy cơ càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi Trung Quốc, đất nước có biên giới trên đất liền tiếp giáp với Việt Nam lên tới hàng nghìn km đang điêu đứng vì bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Hiện tại giá lợn hơi tại Việt Nam đang dao động 51.000 - 53.000 đồng/kg, trong khi đó tại Trung Quốc giá lợn hơi tại những vùng bị dịch tả giảm xuống còn khoảng 12 - 13 NDT/kg (40.000 VNĐ) do chính sách cấm vận chuyển, cá biệt một số vùng như Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cao, Bắc Kinh… giá dao động 17 - 19 NDT/kg hơi.

Do đó, điều quan trọng nhất hiện nay làm sao để cân bằng được giá lợn hơi giữa Việt Nam và Trung Quốc để các đầu nậu không có động lực buôn lậu qua biên giới, qua đó giảm được rất lớn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng, bao gồm hệ thống biên phòng, hải quan, thú y, công an các tỉnh giáp biên với Trung Quốc phải luôn giữ tinh thần cảnh giác ở mức độ cao nhất, không được lơ là chủ quan, bởi chỉ cần lọt một con lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào nội địa, hậu họa sẽ khôn lường.

Vì sao bệnh dịch tả lợn Châu Phi nguy hiểm?

Theo PGS.TS Tô Long Thành, dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm bởi hiện trên thế giới chưa có vacxin phòng ngừa, không sử dụng được kháng sinh để điều trị bệnh, tỉ lệ lợn nhiễm bệnh bị chết lên tới 100%, bệnh lây lan qua nhiều phương thức như giữa vật nuôi với vật nuôi, các sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, qua vật chủ trung gian như ve, mòng...

 

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.