| Hotline: 0983.970.780

Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại khu cách ly tập trung

Thứ Tư 09/06/2021 , 06:49 (GMT+7)

Đơn vị lọc máu đặt tại Trung tâm cách ly tập trung TP Thủ Đức, giải quyết bài toán cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo thuộc khu vực cách ly, phong tỏa của TP.HCM.

TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 đối với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) từ 0h ngày 31/5. Tính đến 15h ngày 8/6, TP.HCM có 317 điểm phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19.

Chính vì vậy, khiến cho không ít bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo cũng thuộc điện cách ly, phong tỏa tại chỗ, trường hợp thuộc diện F2 cách ly tại nhà lâm vào cảnh nguy kịch do không tìm được nơi chạy thận nhân tạo định kỳ, nhưng vẫn đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Từ thực tế đó, với sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, UBND TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã thành lập Đơn vị lọc máu nằm trong Trung tâm cách ly tập trung TP Thủ Đức dành riêng cho bệnh nhân chạy thận mãn tính thuộc khu vực cách ly, phong tỏa chưa có triệu chứng bệnh Covid-19 hoặc đối tượng F2 (có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2).

“Đây là nhu cầu chính đáng của người bệnh. Do đó, Đơn vị lọc máu này được thành lập vừa đảm bảo cách ly an toàn, vừa đảm bảo sức khỏe cho người bệnh”, bác sĩ Phan Văn Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết.

Các bệnh nhân có nhu cầu chạy thận nhân tạo thuộc nhiều khu vực phong tỏa, cách ly y tế phòng chống Covid-19 sẽ được Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật điều phối chuyển về Đơn vị lọc máu Bệnh viện Lê Văn Thịnh (nằm trong Trung tâm cách ly tập trung TP Thủ Đức) để tránh sự lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

“Đơn vị lọc máu Bệnh viện Lê Văn Thịnh có 10 máy chạy thận nhân tạo, với nguồn nước hệ thống RO đúng tiêu chuẩn. Nếu chạy hết công suất thì mỗi ngày có thể chạy được 4 ca cho 40 bệnh nhân”, bác sĩ Phan Văn Đức cho hay.

Theo BS.CK2 Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bệnh nhân chạy thận được xếp vào nhóm suy giảm miễn dịch. Họ phải chạy thận ít nhất 3 lần/tuần. Đối với đợt bùng phát dịch Covid-19 trước, 60% số bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là những bệnh nhân đang chạy thận .

“Ngay cả những bệnh nhân chạy thận nhân tạo bình thường, chỉ cần bỏ chạy thận nhân tạo một lần thì sẽ dẫn đến tình trạng phù phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc hội chứng urê huyết cao, sẽ gây cho bệnh nhân ngưng tim, đột tử.

Tất cả quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình phân luồng người bệnh một chiều, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiểm tra chất lượng nước RO tại Đơn vị lọc máu Bệnh viện Lê Văn Thịnh đều tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Nơi đây có lối đi riêng dành cho nhân viên, y bác sĩ và bệnh nhân tách biệt. Sau mỗi công tác đều phun khử khuẩn theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Với tất cả bệnh nhân đang lọc máu cách ly thuộc đối tượng F2 cách ly tại nhà, người bệnh sẽ được vận chuyển từ nơi bệnh nhân sinh sống cho tới nơi bệnh nhân lọc máu bằng xe trung chuyển cứu thương. Trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân và nhân viên trung chuyển phải mặc đồ bảo hộ. Sau khi đến khu vực lọc máu, bệnh nhân sẽ đi một chiều dành cho người bệnh; các xe trung chuyển, lối đi đều được phun khử khuẩn.

Hiện tại, Đơn vị lọc máu của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đang tiếp nhận 35 bệnh nhân thuộc các khu vực đang bị phong tỏa trên toàn TP.HCM. Nhân sự được bố trí gồm 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 1 hộ lý, tất cả họ sẽ không ở lại Đơn vị lọc máu này để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19.

“Mô hình này sẽ giải quyết bài toán cho những bệnh nhân phải lọc máu định kỳ nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa của toàn thành phố”, bác sĩ Từ Kim Thanh chia sẻ.

Những bệnh nhân lọc máu cách ly tại Trung tâm cách ly tập trung TP Thủ Đức là những bệnh nhân thuộc diện cách ly, phong tỏa y tế Covid-19, không có triệu chứng sốt, ho, tình trạng lâm sàng ổn định, có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 và phải lọc máu lần thứ 2 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, trường hợp là F1 hoặc bệnh nhân lọc máu lần đầu thì sẽ được lọc máu tại phòng áp lực âm đặt tại tầng trệt Khoa Nhiễm Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Trước đó, ngày 8/4/2020, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã được Sở Y tế TP.HCM chấp nhận cho triển khai khu chạy thận cách ly đặt tại Trung tâm cách ly Cát Lái, chạy thận thành công cho 5 bệnh nhân.

 

Xem thêm
Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc

Kiểm soát an toàn thực phẩm bằng liên kết chuỗi. Bắc Kạn: Gấp rút hoàn thành 25 căn nhà cho người dân vùng sạt lở. Hà Nội: Biến cỏ tế thành sản phẩm thủ công bắt mắt. Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

3.000 chậu địa lan sắp đưa đi tiêu thụ

Thời điểm này, 3.000 chậu địa lan của gia đình anh Đặng Văn Hưng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã nở hoa đều và đẹp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.