| Hotline: 0983.970.780

Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa: Thay đổi tích cực

Thứ Sáu 29/11/2019 , 10:10 (GMT+7)

Sản phẩm thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một cao, giá bán cũng tăng.

11-03-24_2011191
Thủy sản khô thiếu thông tin an toàn thực phẩm đang phổ biến tại các cửa hàng ở ĐBSCL.

Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), từ năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản đã qua chế biến tiêu thụ nội địa mỗi năm tăng trưởng bình quân về lượng 10,5%, giá trị 20,1%.

Giá trị tăng cao hơn sản lượng cho thấy giá cả đã tăng lên. Còn về con số tuyệt đối, thống kê giai đoạn 2013 - 2017 cho biết, tổng sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa tăng từ 478.000 tấn lên 548.000 tấn, tổng giá trị tăng từ 13.146 tỷ đồng lên 20.321 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 5,5% và 13%.

Sản phẩm thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một cao, giá bán cũng tăng. Bên cạnh số cơ sở chuyên chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vừa tập trung chế biến xuất khẩu vừa kết hợp dây chuyền sản xuất các mặt hàng tiêu thụ nội địa. Từ đó, cơ cấu giữa chế biến truyền thống và chế biến đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi với sự thay đổi nhu cầu thị trường nội địa.

Cơ cấu sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2017: thủy sản đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất với 36,7%, theo sau là nước mắm 23,7%, mực khô 10,6%, cá khô 10,4%, tôm khô 7,0%, mắm các loại 6%, các sản phẩm khác 4%, đồ hộp 1,6%. Sản phẩm đa dạng hơn trước rất nhiều.

Số lượng cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa cũng tăng nhanh. Thống kê của Sở NN-PTNT các tỉnh và thành phố vào năm 2017, cả nước đã có 3.978 cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa. Trong đó, có 140 doanh nghiệp (chiếm 3,5%) và 3.838 hộ gia đình (chiếm 96,5%).

Về quy mô cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa, hơn 90% thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đó là những doanh nghiệp theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ, quy định đối với lĩnh vực thủy sản, siêu nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng.

Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa cùng với chế biến xuất khẩu đã đạt sản lượng một năm trên 4 triệu tấn, chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản. Sự phát triển cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đã tạo được nhiều việc làm, đa dạng sản phẩm, mở rộng tiêu thụ trong nước, góp phần quan trọng thúc đẩy nuôi trồng và khai thác phát triển.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.