| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm vi sinh đặc biệt xử lý rơm rạ

Thứ Năm 14/04/2022 , 07:15 (GMT+7)

Đất lúa cần được thường xuyên bồi bổ mùn hữu cơ và các vi sinh vật có lợi, khôi phục trạng thái màu mỡ sau thời gian bị tác động bởi phân, thuốc hóa học.

Để giải quyết yêu cầu này, rơm rạ chính là nguồn hữu cơ rất tốt để cung cấp trở lại nguồn hữu cơ cho đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Chế phẩm vi sinh vật Emuniv do Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu sản xuất hiện nay là giải pháp giúp xử lý nhanh rất hữu hiệu rơm rạ trên đồng ruộng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ vùng ĐBSCL nhan nhản hình ảnh đốt rơm rạ trên đồng. Nhiều câu hỏi đặt ra về mối nguy hiểm này bởi ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông do khói đốt đồng gây ra.

Thực trạng đốt đồng hiện nay vẫn còn phổ biến tại vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Thực trạng đốt đồng hiện nay vẫn còn phổ biến tại vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Bài liên quan

Ông Huỳnh Trung Thu, nông dân canh tác lúa lâu năm ở xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang thẳng thắn nhìn nhận, trước đây ông cũng như nhiều nông dân trong xã thường gom rơm lại đem bán nhưng thu nhập không nhiều, lại tốn công. Vì thế, bà con chọn phương pháp đốt rơm mà không nghĩ cách làm này làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Theo ông Thu, sau mỗi vụ canh tác, cứ mỗi ha là mấy tấn rơm rạ đem đốt bỏ đi như vậy, không chỉ ảnh hưởng môi trường, mà đốt rơm rạ chính là… đốt tiền, lãng phí quá lớn. Chính trăn trở này đã thôi thúc ông quyết tâm tìm một hướng đi khác cho vấn đề xử lý rơm rạ trên đồng ruộng.

Theo PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa, Phó trưởng Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ), việc đốt rơm rạ sẽ góp phần tiêu diệt mầm bệnh hay côn trùng gây hại còn lưu tồn trên ruộng lúa ở vụ trước. Tuy nhiên, nó cũng giết luôn những nhóm vi sinh vật và thiên địch có lợi.

Hơn nữa, việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất lúa gạo nói riêng và trồng trọt nói chung còn làm cho chất lượng dinh dưỡng của hạt gạo ngày càng suy giảm, kéo theo hệ lụy suy giảm sức khỏe cộng đồng, chất lượng đất trồng lúa nhiều nơi không còn đủ an toàn cho phát triển trồng lúa.

Lợi nhiều bề nhờ chế phẩm xử lý nhanh rơm rạ   

Bài liên quan

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá đa dạng các loại sản phẩm vi sinh có tác dụng phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng. Thực tế, do sử dụng nhiều loại men vi sinh chưa đáp ứng tốt yêu cầu xử lý rơm rạ đã dẫn đến tâm lý e ngại áp dụng giải pháp này, khiến bà con lại tiếp tục quay trở lại với cách làm cũ là đốt rơm rạ. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm.

Năm 2018, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn lựa công nghệ và nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm, triển khai nhân rộng phương pháp mới xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh vật Emuniv.

Mô hình đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước như Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên… Tại ĐBSCL, Hậu Giang và An Giang là hai địa phương đang thực hiện hiệu quả giải pháp xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh Emuniv trên diện tích hơn 130 ha.

Men vi sinh Emuniv đang được nông dân huyện An Phú, tỉnh An Giang áp dụng rộng rãi trong việc xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng. Ảnh: Văn Vũ.

Men vi sinh Emuniv đang được nông dân huyện An Phú, tỉnh An Giang áp dụng rộng rãi trong việc xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng. Ảnh: Văn Vũ.

Bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp (Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho hay: Chế phẩm vi sinh Emuniv ra đời với sự nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2000.

Bài liên quan

Với những cải tiến mới, chế phẩm phù hợp với đất lúa và đặc biệt là đất ở ĐBSCL với tình trạng canh tác 3 vụ. Với việc áp dụng chế phẩm vi sinh Emuniv, vấn đề xử lý nhanh rơm rạ đã được giải quyết, không cần thời gian nghỉ gối vụ. Đây là điểm khác biệt và chưa có dòng vi sinh vật nào trên thị trường có thể đáp ứng được.

Emuniv là chế phẩm của Đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu tái sử dụng rác thải hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ bằng công nghệ vi sinh vật" và Đề tài khoa học đặc biệt “Nghiên cứu bản chất vi sinh vật trong chế phẩm EM và nghiên cứu sản xuất EM tại Việt Nam”.

Thực tế, tại xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang, do tập quán canh tác 3 vụ

Bài liên quan

lúa quanh năm nên thời gian cho đất nghỉ giữa các vụ quá ngắn, đòi hỏi bà con phải thực hiện tốt khâu xử lý đồng ruộng.

Chỉ còn ít ngày nữa, ruộng lúa vụ đông xuân của ông Huỳnh Trung Thu, nông dân ở xã Đa Phước, huyện An Phú (An Giang) sẽ đến kỳ thu hoạch. Đây là vụ lúa thứ 10 ông Thu đưa chế phẩm vi sinh Emuniv vào đồng ruộng để xử lý rơm rạ, kết hợp với phương pháp sạ cụm tiên tiến.

Ông Thu phấn khởi cho biết, nếu như trước đây, một vụ lúa ông phải phun xịt tới 5 – 6 lần thuốc BVTV thì hiện nay đã giảm chỉ còn 2 lần/vụ. Hơn nữa, trong khi đa số diện tích lúa của nông dân trong vùng vụ đông xuân này bị ảnh hưởng bởi dịch muỗi hành, thì lúa của ông tỷ lệ bị ảnh hưởng rất ít. Không những vậy, ruộng lúa nếu được cải tạo tốt sẽ tạo điều kiện cho cây lúa có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng lúa.

Đến nay, ông Lê Thành Khoảnh ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) không còn xa lạ với chế phẩm vi sinh Emuniv. Vụ đông xuân 2021 – 2022 vừa qua, ông canh tác giống lúa Đài Thơm 8, nhờ áp dụng giải pháp xử lý rơm rạ nhanh tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh Emuniv nên tính riêng chi phí phân bón, ông đã tiết giảm được gần 50%. Theo ông, muốn đạt hiệu quả khi sử dụng men vi sinh Emuniv, bà con nông dân cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.

Với thời gian quá gấp liền kề giữa các vụ lúa, việc bổ sung vi sinh từ chế phẩm Emuniv giúp phân hủy nhanh rơm rạ, tạo thành phân bón hữu cơ, giảm được tác nhân gây bệnh vàng lá nghẹt rễ sinh lý, bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời, đất được bổ sung hệ vi sinh hữu ích giúp ức chế vi sinh vật gây hại, giảm hẳn tác nhân gây bệnh từ đất.

Giải pháp thông minh, rẻ tiền

Theo GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, thực trạng đồng ruộng hiện nay nông dân canh tác lúa sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, khiến đất bị chai. Theo thời gian, mỗi năm bà con nông dân bón thêm phân hóa học, đất bị chua dần khiến các loài vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu hủy dần. Để cải tạo cho đất quay lại đúng trạng thái ban đầu, việc bổ sung hữu cơ như rơm rạ kết hợp sử dụng men vi sinh để tác động vào hệ thống sinh lý của cây lúa là rất cần thiết.

GS Võ Tòng Xuân (thứ 2 từ phải sang) khuyến cáo nông dân cần thường xuyên bồi bổ vi sinh cho đất và giữ lại rơm rạ, đừng đốt bỏ. Ảnh: Kim Anh.

GS Võ Tòng Xuân (thứ 2 từ phải sang) khuyến cáo nông dân cần thường xuyên bồi bổ vi sinh cho đất và giữ lại rơm rạ, đừng đốt bỏ. Ảnh: Kim Anh.

Sử dụng men vi sinh để xử lý rơm rạ là chính giải pháp thông minh, rẻ tiền, giúp nông dân khôi phục lại tình trạng màu mỡ của đất bằng cách giữ lại rơm rạ, đừng để rơm rạ bị mất đi.

“Tôi đề nghị bà con nếu thấy ruộng xấu thì bổ sung vi sinh và giữ lại rơm rạ để môi trường đất tốt lên”, GS Võ Tòng Xuân khuyến cáo.

Thời gian qua, việc chuyển giao mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv để xử lý nhanh rơm rạ, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho đất của Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Mô hình đã giảm được lượng phân bón từ 30 - 50% so với tập quán canh tác thông thường. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm tới 30 - 50% nếu kết hợp sạ thưa bằng máy sạ cụm.

Cách phối trộn sản phẩm đơn giản. Đối với miền Bắc trộn đều chế phẩm Emuniv với đất bột rồi rắc đều lên rơm, rạ trên ruộng đã tháo kiệt nước, dùng máy phay vùi dập rơm rạ xuống, để phơi lộ ruộng 10 ngày, phay ruộng kỹ, ruộng nhuyễn bùn, sạch cỏ, bằng phẳng. Sau đó, để ruộng lắng bùn 1 – 2 ngày rồi tiến hành gieo sạ.

Đối với đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất gối 3 vụ một năm, vi sinh xử lý rơm rạ nên được đưa xuống ruộng cùng lúc với thời điểm có máy xuống ruộng làm đất, hoặc cùng lúc gieo sạ cho tiện.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm