| Hotline: 0983.970.780

50 năm sau cuộc cách mạng 'long trời lở đất' ở Trung Quốc:

Chỉ sợ chết đi mà chưa cởi bỏ được án oan?

Thứ Ba 22/11/2016 , 07:40 (GMT+7)

Năm 1979, khi cả nước Trung Quốc đang tìm cách sửa sai sau Cách mạng Văn hóa, ông Trần đưa đơn lên tòa án địa phương, và năm 1981, ông được giảm án xuống 6 năm tù. Lý do là bởi tòa thấy rằng nhiều cáo buộc đối với ông là vô căn cứ. Nhưng tội danh hiếp dâm không được xóa bỏ. ..

08-56-19_1
Một cán bộ bị đưa ra “đấu” trong thời Cách mạng Văn hóa (ảnh: BBC)
 

Sau khi ra tù vào năm 1981, ông Trần tìm kiếm Vương Giai Phương, lúc này đã kết hôn và chuyển đi nơi khác sống để tránh con mắt soi mói và những lời đàm tiếu của người đời. Cảm thấy mình có lỗi sau khi chứng kiến những khổ đau của ông Trần sau 6 năm ngồi tù, Vương quyết định viết đơn kể lại tường tận những gì đã diễn ra đêm ấy và điểm chỉ vào lá đơn bằng vân tay để chứng thực.
 

Vào tù ra tội

Nhưng hy vọng lấy lại thanh danh của thầy giáo Trần Gia Tiền sụp đổ. Năm 1983, Vương Giai Phương lại nói thầy Trần hãm hiếp cô, sau khi bị các quan chức huyện Lôi Ba đe dọa. Họ còn nói ông Trần đã buộc Vương phải nói dối về vụ hãm hiếp. Vương còn bị dọa phải ngồi tù nếu rút lại lời khai ban đầu.

Thế là năm 1983, ông Trần lại bị bắt, trong chiến dịch toàn quốc về chống tội phạm, với cáo buộc làm giả chứng cớ và phải ngồi tù thêm 3 năm nữa. Ông Trần, tuy vậy, vẫn rất kiên định. Không tìm được luật sư, ông tự nghiên cứu luật pháp trong những năm ngồi tù và cả sau khi mãn hạn. Nhưng những lá đơn của ông vẫn liên tục bị chính quyền bác bỏ.

30 năm sau, một lần nữa ông Trần liên lạc được với Vương Giai Phương. Nhưng lần này ông không yêu cầu Vương phải giúp ông, bởi người đàn bà nay đã ngoài 50 tuổi ấy đang chịu đựng căn bệnh ung thư.

Nhưng với mặc cảm tội lỗi, Vương cuối cùng quyết định giúp thầy giáo mình một lần nữa, sau khi biết tin và được khích lệ từ vụ án Trần Vấn, một người đàn ông bị kết án giết người từ năm 1992 nhưng cuối cùng được giải oan trong năm 2016.

Vương tìm gặp nữ điều tra viên trực tiếp thẩm vấn mình năm 1975 và yêu cầu ba ta thừa nhận những gì đã thực sự xảy ra. “Do bối cảnh lịch sử - xã hội lúc bấy giờ, tôi đã buộc Vương Giai Phương phải nhận rằng cô ta có mối quan hệ khó nói với thầy Trần, dù không có bằng chứng nào. Nhưng lúc đó tôi không có lựa chọn nào khác”, nữ điều tra viên thú nhận bằng một văn bản được đưa ra hồi tháng 6/2016.

“Tôi không sợ phải ngồi tù nữa. Đây là nỗi hổ thẹn lớn nhất đời tôi. Tôi hy vọng tôi có thể nhắm mắt một cách trung thực và trong sạch”, Vương nói. “Nhưng liệu điều đó có thực hiện được không”, bà thốt lên với phóng viên Hoàn cầu Thời báo.
 

Hiện tượng lịch sử

Ông Trần nói ông không căm ghét Vương. “Cô ấy không có lựa chọn nào khác”, ông Trần nói. “Ghét cô ấy cũng chẳng ích gì”. Trần tỏ ra kinh tởm đối với giai đoạn mà ông gọi là “xã hội vô luật pháp”. Có rất nhiều vụ án oan liên quan đến những người có vị trí xã hội quan trọng vào thời điểm đó. Tôi so với họ không là gì”, ông nói.

08-56-19_2
Lực lượng Hồng vệ binh đang đọc sách đỏ của Mao chủ tịch (ảnh: CNN)
 

Theo các báo cáo, trong Cách mạng Văn hóa, hàng triệu trường hợp “thú tội” được dựng lên qua các cuộc tra tấn, không có bằng chứng cụ thể nào. Nhưng đây chỉ là những trường hợp trong số 2 triệu cán bộ bị điều tra thời bấy giờ. Không có số liệu thống kê, cho dù là sơ sài, về những vụ nhỏ như trường hợp thầy giáo Trần. Nhưng theo ông, những vụ như của ông “nhan nhản” khắp nơi ở giai đoạn 1966 - 1976.

Năm 1978, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu sửa sai và nhiều nhân vật quan trọng như cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được phục hồi danh dự. Theo thống kê, từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa đến thập niên 1980, khoảng 4,18 triệu vụ án oan khắp Trung Quốc đã được gỡ bỏ. Nhưng vẫn còn rất nhiều vụ, đặc biệt liên quan đến những người dân thường, vẫn chưa được sửa sai. Trên các mạng Trung Quốc, không hiếm người lên hỏi cộng đồng mạng cách thức và thủ tục để được phục hồi danh dự từ các vụ án thời Cách mạng Văn hóa. Nhưng đây là một tiến trình cực kỳ khó khăn, như nhiều vụ án tương tự đã chứng minh.

Phụ Phú Sơn, một giáo viên ở tỉnh Hải Nam, bị ba sinh viên nữ tố cáo hiếp dâm vào năm 1973 trong một cuộc đấu tranh giữa hai phe chính trị. Phụ đã viết đơn thỉnh nguyện đến đủ mọi cấp chính quyền trong 40 năm qua, nhưng vẫn không lấy lại được thanh danh, cho dù năm 2006, mấy sinh viên kia đã thừa nhận những lời cáo buộc của họ đối với thầy giáo Phụ là dối trá.

Phương Dương, một luật sư đã lên mạng trả lời về những vụ án oan trong Cách mạng Văn hóa rằng nhiều năm đã trôi qua và nhiều vật chứng, hồ sơ đã thất lạc hoặc “biến mất”, vì vậy cần phải chuẩn bị tinh thần là những vụ việc này sẽ không bao giờ được xét lại.

Thầy giáo Trần thì vẫn kiên định với việc đòi lại danh dự. “Tôi không sợ phải vào tù lần nữa, chỉ sợ chết đi mà chưa cởi bỏ được án oan”.

Nhưng một luật sư, không muốn tiết lộ danh tính, nói thẳng với Hoàn cầu Thời báo rằng ông Trần cần dành thời gian ít ỏi còn lại của đời mình cho những việc quan trọng và có ý nghĩa hơn. “Cả ông ấy và Vương Giai Phương đều ký vào bản án hồi đó, có nghĩa là đã đủ bằng chứng. Khả năng lật lại vụ án là rất nhỏ”, vị luật sư nói.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm