| Hotline: 0983.970.780

Chi trả tiền Dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản

Thứ Năm 15/08/2019 , 09:04 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương chi trả tiền Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử, từ đầu năm 2019 đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai đã triển khai đến các tổ chức cá nhân được hưởng lợi và cho thấy hình thức này rất tiện lợi.

Tiếp cận giải pháp hiện đại

Hiện, Gia Lai có hơn 477.000/741.000ha rừng được chi trả DVMTR (gần 95.000ha rừng phòng hộ, hơn 56.000ha rừng đặc dụng và hơn 300.000ha rừng sản xuất). Số lượng chủ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh khá lớn, chiếm trên 64,4% diện tích rừng toàn tỉnh.

11-01-20_mot_chuyen_kiem_tr_rung
Một chuyến tuần rừng.

Tổng diện tích rừng được phân bổ cho các chủ rừng, gồm 20 Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; 11 Cty Lâm nghiệp; 8 tổ chức khác; 21 cộng đồng dân cư thôn; 101 UBND cấp xã toàn tỉnh.

Trên tổng số diện tích đó, các chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã tiến hành hợp đồng, khoán bảo vệ rừng với người dân. Các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán, hợp đồng bảo vệ rừng sẽ được hưởng 100% tiền DVMTR từ diện tích rừng cung ứng của mình, góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế.

Như vậy, chính sách chi trả DVMTR tạo nguồn kinh phí ổn định, bền vững, giúp cho các đơn vị có nguồn thu để phục vụ công tác QL- BVR, qua đó giảm tình trạng vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trên địa bàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, địa bàn xảy ra 264 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm 70 vụ so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến tháng 6/2019, chính sách chi trả DVMTR đã góp phần cải thiện được sinh kế cho gần 12.500 hộ gia đình; giúp bà con có nguồn thu nhập từ việc bảo vệ rừng, đại đa số các hộ được chi trả là dân tộc thiểu số.

Trước đây, để đảm bảo đúng nhiệm vụ là đơn vị ủy thác chi trả tiền DVMTR từ các nguồn thu từ 48 nhà máy thủy điện trong và ngoài tỉnh, 22 Nhà máy nước sạch của tỉnh, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Gia Lai đã trực tiếp chi trả cho tất cả các chủ rừng cung ứng DVMTR bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt; các chủ rừng chi trả tiền cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng thông qua hình thức này.

Từ năm 2018, thực hiện chủ trương của Bộ NN-PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh Gia Lai thực hiện trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng (TKNH). Bước đầu, được các cơ quan chức năng và chủ rừng đánh giá cao, mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Yưnh, làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) cho biết: “Nhóm cộng đồng chúng tôi gồm 110 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ 413,11ha rừng của BQL rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh từ ba năm nay. Từ năm 2018, BQL rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh đã tiến hành mở tài khoản ngân hàng, việc chi trả tiền DVMTR cho chúng tôi diễn ra rất thuận lợi.

Nếu như trước đây phải đợi BQL rút tiền từ tỉnh về chi trả cho từng người dưới sự chứng kiến của xã mất nhiều thời gian thì nay, tầm 7 đến 8 giờ sáng, cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tổ chức phát cho bà con đầy đủ, rất tiện ích. Nhờ đó, đời sống bà con đỡ hơn, ý thức trong QLBVR được nâng cao hơn…”.
 

Hạn chế rủi ro cho người dân

Thực hiện chủ trương trả tiền DVMTR qua TKNH, thời gian qua, Quỹ BV&PTR của tỉnh đã rà soát, lựa chọn một số ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong việc chi trả tiền cho chủ rừng, cộng đồng làng và các hộ nhận khoán qua tài khoản một cách tốt nhất.

Điển hình như BQL rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh có các cộng đồng nhận khoán ở các xã vùng sâu như Hà Tây (Chư Păh), Hà Đông (Đăk Đoa) nên đã chọn Ngân hàng Chính sách Xã hội để chi trả qua tài khoản cho người dân và cộng đồng nhận khoán được thuận tiện hơn, bởi hàng tháng ngân hàng này đều tổ chức giao dịch tại xã.

Chính sách chi trả tiền DVMTR qua TKNH đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, giúp họ giữ được tiền, tránh việc mất cắp tiền, mua sắm ồ ạt sau khi nhận tiền mặt như trước đây trong vùng dân tộc thiểu số.

Tính đến tháng 6/2019, 100% chủ rừng- tổ chức nhà nước và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trực tiếp mở TKNH cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng và chuyển trả tiền DVMTR qua tài khoản. Đến nay, đã có gần 2.000 tài khoản thuộc một số ngân hàng trên địa bàn đã được mở cho các đối tượng này với tổng số tiền chi trả hơn 50 tỷ đồng.

Qua hai cách chi trả bằng tiền mặt và chuyển khoản, có thể thấy chuyển khoản là phương pháp tiết kiệm thời gian, chi phí và an toàn. Để thực hiện chi trả cho chủ rừng là các tổ chức được nhà nước giao rừng như BQL rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty Lâm nghiệp thì công việc này khá thuận lợi.

Ông Võ Văn Hạnh, Giám đốc Quỹ BV&PTR Gia Lai cho biết: “Hiện tại quỹ đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, gần dân nhất để làm sao thuận lợi nhất cho bà con được thụ hưởng kịp thời, đúng quy định…”.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất