'Chia sẻ' hay 'chia xẻ', đừng để nhầm lẫn đáng tiếc

Hoàng Tuấn Công - Thứ Ba, 31/05/2022 , 07:07 (GMT+7)

Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao.

 

Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:

Trên mạng xã hội Facebook, một người đưa ra thắc mắc: “Em cũng rất băn khoăn với từ “chia sẻ” theo nghĩa hiện hành. Nếu viết “chia xẻ” họ bảo sai theo quy tắc chính tả bây giờ, dù rằng phải “xẻ” mới chia được”.

PGS.TS Ngôn ngữ học Lê Đức Luận (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, chỉ có “chia xẻ” chứ không có “chia sẻ”. Trong một bình luận trên Facebook, ông viết: “Viết sai chính tả là chuyện ai cũng vấp ít nhất một lần. Người miền Bắc có cái sai mà bây giờ thành đúng, như màu thành mầu, tàu thành tầu, xẻ thành sẻ, trong chia sẻ và mặc nhiên thừa nhận”. Và ông lý luận: “Chia tức là phải xẻ ra, còn sẻ không có nghĩa gì cả. Chia mà không xẻ ra thì không chia được”.

GS.TS - Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Văn Khang lại coi “chia sẻ” và “chia xẻ” chỉ là một từ với hai dạng chính tả đều được chấp nhận. Điều này dẫn đến lẫn lộn lung tung:

- Trong “Từ điển chính tả tiếng Việt” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018) Nguyễn Văn Khang chỉ dẫn “chia xẻ = chia sẻ”; viết thành ngữ “nhường cơm sẻ áo” thành “nhường cơm xẻ áo”.

- Đến sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Hán”, với trường hợp đáng lẽ phải dùng “chia xẻ”, thì Nguyễn Văn Khang lại dùng “chia sẻ”; ngược lại đáng lẽ phải viết “chia sẻ” mới đúng, thì ông lại dùng “chia xẻ”. Ví dụ, ông viết: “chia năm sẻ bảy” trong tiếng Việt đồng nghĩa với “四分五裂” (tứ phân ngũ liệt) trong tiếng Hán; trong khi viết đúng phải là “chia năm xẻ bảy”, vì “chia xẻ” mới có nghĩa là “phân liệt” 分 裂 (chia cắt).

Ở một mục khác, Nguyễn Văn Khang lại chọn cách viết “chia ngọt xẻ bùi” trong tiếng Việt để đối chiếu với “同甘共苦” (đồng cam cộng khổ), “分甘共苦” (phân cam cộng khổ) và “有福共享” (hữu phúc cộng hưởng) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, viết đúng phải là “sẻ bùi”, vì “sẻ” ở đây là “chia sẻ”, “san sẻ”, cùng hưởng cùng chịu, tương ứng với “đồng cam” 同甘, “phân cam” 分甘, “cộng hưởng” 共享, phân hưởng 分享 (cùng hưởng vị ngọt, đắng; tỉ dụ có phúc cùng hưởng, hoạn nạn cùng chịu) trong tiếng Hán.

Khi chúng ta chia sẻ thông tin, chia sẻ bài vở, thì thông tin, bài vở ấy không hề bị xé ra, xẻ ra, không bị vơi bớt đi. Bởi vì “chia sẻ” này có nghĩa là cùng đọc, cùng thu nhận thông tin với nhau, chứ không có nghĩa là chia phần.

Còn “sẻ áo” trong “nhường cơm sẻ áo” nghĩa là chia sẻ, san sẻ, giúp cho nhau về cái mặc, cùng nhau chung hưởng (thế nên còn có dị bản “sẻ cơm nhường áo”; “Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” - Tố Hữu). Còn “xẻ áo”, chỉ có nghĩa là cắt, xé, xẻ cái áo ra làm nhiều mảnh.

Như vậy, cái lý “chia tức là phải xẻ ra, còn sẻ không có nghĩa gì cả. Chia mà không xẻ ra thì không chia được”, không thể đứng vững.

Vậy khi nào thì dùng “chia sẻ”, khi nào thì dùng “chia xẻ”? Cách đơn giản để phân biệt giữa “chia sẻ” và “chia xẻ” như thế nào?

- Chia sẻ: Khi chúng ta diễn tả việc chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu thì dùng chia sẻ. Sự chia sẻ này thường mang ý nghĩa tích cực.

Ta hãy nhớ một cách máy móc rằng, sẻ đây là san sẻ, san sớt. Vì san sẻ, san sớt không thể viết thành xan xẻ, xan xớt, nên chia sẻ cũng không thể viết thành chia xẻ.

- Chia xẻ: Khi diễn tả sự gì bị chia cắt, bị xé lẻ thành nhiều phần, làm cho một chỉnh thể nào đó không còn nguyên một mảnh, một khối nữa, thì dùng chia xẻ. Sự chia xẻ này thường mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy; Mảnh đất bị chia xẻ ra làm nhiều miếng; Lực lượng bị chia xẻ ra nhiều nơi.

Ta hãy ghi nhớ chia xẻ đây là cắt xẻ, xé lẻ ra từng mảnh, nên phải viết giống xẻ trong xẻ gỗ.

Như vậy, chia sẻ và chia xẻ là hai từ mang hai nghĩa khác nhau, không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

 
Hoàng Tuấn Công
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ5

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.