| Hotline: 0983.970.780

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Vườn quốc gia Tràm Chim

Chủ Nhật 21/07/2019 , 15:11 (GMT+7)

Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) đã được thế giới công nhận là khu Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.

Cây tràm ở trong Vườn quốc gia Tràm Chim.

Vườn quốc gia Tràm Chim là một trong những khu Ramsar của Việt Nam. Ramsar - Công ước về các vùng đất ngập nước được thông qua vào ngày 2/2/1971 tại thành phố Ramsar của Iran.

Sương mù buổi sáng ở Vườn quốc gia Tràm Chim.

Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích gần 7.500ha nằm trong vùng đất Đồng Tháp Mười. Đặc biệt nơi đây có hơn 130 loài thảm thực vật khác nhau, có 231 loài chim nước thuộc 25 chi, 49 họ với nhiều loài chim quý như: ngan cánh trằng, cốc đế, già sói, sếu đầu đỏ...

Về thủy sản có 130 loài cá nước ngọt thuộc 11 bộ, 31 họ và 79 giống, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá lóc, trê vàng, cá dày, thát lát...

Tại vườn còn có 29 loài lưỡng cư, bò sát, thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống, chiếm 53% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL

Toàn cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp.

Với sự đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi bảo tồn văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười và đây còn là nơi nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên các tổ chức bảo tồn quốc tề về hệ sinh thái đất ngập nước nội địa.

Ngày nay Vườn quốc gia Tràm Chim là một điểm tham quan du lịch sinh thái lý tưởng mênh mang sông nước tuyệt đẹp cùng một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn không thể bỏ qua khi đến Đồng Tháp.

Khách du lịch đi xuồng ghe trong khu vườn để hòa mình với cảnh đẹp thiên nhiên.
Tại khu Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 230 loài chim đang trú ngụ tại đây.
Là nơi bảo tồn nhiều loại chim quý hiếm. 
Đàn cò bay lượn trên bầu trời trong Vườn quốc gia Tràm Chim lúc bình minh.
Hoàng hôn chim, cò lại bay về vườn trú ngụ.
Thường sau tết, sếu đầu đỏ xuất hiện bay về khu Vườn quốc gia Tràm Chim để kiếm mồi ưa thích nhất của chúng là củ năng. Đây là loài chim được liệt vào danh sách loài chim quý hiếm cần được bảo tồn.
Vịt trời đậu trên cành cây cao để quan sát con mồi là những chú cá nằm dưới kênh mươn để hạ cánh túm lấy con mồi.
Hai con cò trắng đang đùa giỡn với nhau, nói lên sự yên tĩnh của khu Vườn quốc gia Tràm Chim.
Con cò trắng đang quan sát con mồi.
Chim chích chòe đang đi kiếm mồi.
Vọng gác giúp du khách có thể leo lên quang sát hết toàn cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim.
Hoàng hôn ở Vườn quốc gia Tràm Chim.
Ngày nay Vườn quốc gia Tràm Chim là một điểm tham quan du lịch sinh thái lý tưởng ở vùng Đồng Tháp Mười.
Vào mùa nước nổi hoa súng nở trắng đồng. 
Hoa tràm. 
Những đàn trâu kiếm thức trong Vườn quốc gia Tràm Chim.
Rừng tràm.
Mỗi năm Vườn quốc gia Tràm Chim thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản, đồng quê vùng Đồng Tháp Mười.
Du khách chụp hình lưu niệm tại khu Vườn quốc gia Tràm Chim.

Xem thêm
Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu

Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu. Cà phê có thể đối mặt với nguy cơ thừa sản lượng. Hơn 4000 ha rừng tại Hà Tĩnh được cấp chứng chỉ FSC. Mô hình xử lý 20 tấn rác thải thành phân hữu cơ mỗi ngày.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Cồn Sơn hết cô quạnh nhờ du lịch miệt vườn

Từ năm 2015, cộng đồng người dân tại Cồn Sơn TP. Cần Thơ chung tay phát triển du lịch sinh thái, đến nay Cồn Sơn đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL.

Nuôi chồn hương ít bệnh, đẻ nhiều, người nuôi lãi lớn

Mô hình nuôi chồn hương đang phát triển mạnh ở Nghệ An, được nhiều hộ lựa chọn nuôi vì sức đề kháng vượt trội, ít dịch bệnh, sinh sản ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao.

Bình luận mới nhất