Đó là một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với người Mỹ và tất cả các đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
Thương mại đã trở nên phổ biến hơn ở Mỹ trong những năm gần đây. Vào năm 2012, khi Gallup điều tra dư luận xã hội Mỹ đưa ra câu hỏi "Thương mại có ý nghĩa như thế nào đối với Hoa Kỳ?", những người được hỏi được chia đều giữa các lựa chọn "cơ hội cho tăng trưởng kinh tế" và "mối đe dọa đối với nền kinh tế".
Quan điểm tích cực hơn về thương mại đã tăng lên mỗi năm kể từ đó, và khi Gallup đặt câu hỏi tương tự vào đầu năm nay (2020), số lượng câu trả lời "cơ hội" tạo ra khoảng cách rất xa với câu trả lời là "mối đe dọa" với tỉ lệ tương ứng 79% và 18%.
Theo Gallup, đây là điểm mà đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều đồng ý.
Cuộc khảo sát này không chỉ tập trung vào thương mại. Khoảng 80% người được hỏi nói với Gallup rằng họ coi Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và bản sửa đổi của Tổng thống Trump về NAFTA đã được hoàn thành vào đầu năm nay, là "tốt cho nước Mỹ."
Tuy nhiên, phụ thuộc nhiều vào kết cấu của Quốc hội tiếp theo và mức độ ủng hộ của Quốc hội trong việc thông qua Thẩm quyền đàm phán nhanh (TPA) — đạo luật cho phép Tổng thống đệ trình một thỏa thuận thương mại lên Quốc hội để bỏ phiếu thông qua hoặc không thông qua mà không cần sự tham gia của các nhà lập pháp vào chi tiết của thỏa thuận— trước khi đạo luật hết hạn vào ngày 1/7/2021.
Nhiều đảng viên Cộng hòa sẽ phản đối bất kỳ điều gì mang lại cho Tổng thống Biden nhiều quyền lực hơn và nhiều đảng viên Dân chủ sẽ nhấn mạnh vào các điều khoản về lao động, môi trường và khí hậu của bất kỳ thỏa thuận mới nào.
Vậy, một Tổng thống Biden có thể tiếp cận thương mại như thế nào?
Câu hỏi trọng tâm tập trung vào Trung Quốc. Mặc dù đảng Cộng hòa ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn, nhưng việc phản đối các hoạt động thương mại của Trung Quốc và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng và Biden có thể sẽ không chuyển sang giảm thuế quan của Trump một cách nhanh chóng hoặc không từ bỏ gây áp lực đòi hỏi một số nhượng bộ từ Bắc Kinh.
Cuộc chiến thương mại leo thang có vẻ khó xảy ra khi Biden cố gắng đưa mối quan hệ ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc theo một con đường mang tính xây dựng hơn.
Cách tiếp cận khác biệt của Biden đối với Trung Quốc cũng sẽ giúp xác định chính sách thương mại của Mỹ đối với các đồng minh. Nhiều chính phủ châu Âu và châu Á chia sẻ sự thất vọng của Washington đối với khả năng Trung Quốc sử dụng các kẽ hở trong các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để tiếp tục chính sách "chủ nghĩa tư bản nhà nước", hệ thống hỗ trợ chính trị và tài chính trực tiếp của Trung Quốc cho cả các công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm xây dựng một mặt trận quốc tế thống nhất hơn chống lại các hành vi thương mại của Trung Quốc, Biden có khả năng sẽ chấm dứt áp thuế quan đối với thép và nhôm của Tổng thống Trump đối với châu Âu và loại bỏ mối đe dọa về áp thuế ô tô. Điều đó sẽ thúc đẩy nhanh chóng các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Chính quyền Biden cũng sẽ tiến tới một thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh hậu Brexit, nhưng việc TPA kết thúc có thể trì hoãn vô thời hạn.
Biden cũng ít có khả năng đe dọa hành động thương mại đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các đồng minh Thái Bình Dương khác, nhưng có lẽ có quá nhiều trở ngại về mặt lập pháp cho việc Mỹ sớm quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Việc đảng Dân chủ trở lại nắm quyền cũng đồng nghĩa với việc trở lại nhấn mạnh vào các điều khoản về môi trường và khí hậu của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào. Đó là tin xấu cho những ai ủng hộ thỏa thuận của Mỹ với Brazil, khi Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục cho phép nạn phá rừng ở Amazon.
Điểm mấu chốt. Có hai yếu tố chi phối sẽ định hình chiến lược thương mại Biden là: nỗ lực của ông trong việc xây dựng một mặt trận quốc tế thống nhất hơn chống lại các hoạt động thương mại tư bản nhà nước của Trung Quốc và các giới hạn áp đặt của ông đối với các nhà đàm phán nếu Quốc hội không gia hạn TPA vào mùa hè tới.