| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ ban hành Nghị định 108 về quản lí phân bón

Thứ Ba 26/09/2017 , 07:20 (GMT+7)

Ngày 25/9, Cổng thông tin Điện tử Chính phủ công bố Nghị định Số: 108/2017/NĐ-CP về quản lí phân bón ban hành ngày 20/8.

Nghị định 108 này sẽ thay thế cho Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ban hành tháng 11/2013.

Điểm khác của Nghị định 108 so với Nghị định 202 là cơ quan chịu trách nhiệm chung về quản lí phân bón trước Chính phủ là Bộ NN-PTNT thay vì Bộ Công Thương; Nghị định lần này bổ sung thêm sản phẩm phân bón đất hiếm cũng như yêu cầu một số loại phân bón bắt buộc phải khảo kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, Nghị định lần này quy định rất chi tiết các sản phẩm vôi, đá vôi, thạch cao, đolomit… nếu chưa qua chế biến không được coi là phân trung lượng. Ngoài ra, Nghị định lần này ban hành theo hướng mở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân hữu cơ, thân thiện môi trường.

Nghị định 108 do Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) trực tiếp chấp bút soạn thảo lần này có thời gian rất ngắn, trong vòng 6 tháng khi Chính phủ có quyết định giao Bộ NN-PTNT và Bộ NN-PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật hồi tháng 3/2017. Nghị định 108 có hiệu lực ngay khi ký ban hành mà không cần phải chờ thông tư hướng dẫn như các Nghị định trước.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.