| Hotline: 0983.970.780

Chính sách đồng quản lý phát huy hiệu quả trong phòng chống cháy rừng

Thứ Sáu 14/06/2024 , 16:05 (GMT+7)

Hậu Giang Thực hiện chính sách đồng quản lý giúp Hậu Giang hạn chế, kiểm soát được tình trạng người dân ra vào rừng trái phép, nâng cao hiệu quả phòng chống cháy rừng.

Tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích rừng trên 3.800ha, chiếm 2,36% diện tích tự nhiên của địa phương. So với một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL, diện tích này không nhiều. Nhưng phần lớn tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (diện tích tự nhiên 2.805ha, có rừng 1.434ha), có chức năng phòng hộ quan trọng, được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được mệnh danh là 'lá phổi xanh' của ĐBSCL. Ảnh: Văn Vũ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được mệnh danh là "lá phổi xanh" của ĐBSCL. Ảnh: Văn Vũ.

Do đó, công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cũng như chính quyền địa phương có rừng.

Toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị chủ rừng lớn là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang với hệ thống kênh, mương, đê bao, ranh giới được xây dựng khá hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Đồng thời đây là vùng trũng thấp, dự trữ nước ngọt khá tốt, ít bị xâm nhập mặn nên công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm được thực hiện khá thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang đã cho chủ trương khai thác gác kèo ong. Những chủ rừng đã giao nhận khoán cho các hộ dân thực hiện chính sách đồng quản lý rừng. Với cách làm này, đã góp phần hạn chế tình trạng người dân lén lút vào rừng đốt ong, gây nguy cơ cháy.

Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đảm bảo phân công lực lượng ứng trực phòng chống cháy rừng vào từng thời điểm cụ thể theo quy định. Ảnh: Văn Vũ.

Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đảm bảo phân công lực lượng ứng trực phòng chống cháy rừng vào từng thời điểm cụ thể theo quy định. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cũng nêu bật một điểm thuận lợi khác giúp cho công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả trong mùa khô năm nay là các chủ rừng mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó đưa vào sử dụng 42 camera quan sát lửa rừng, gắn với giám sát người ra vào rừng trái phép. Hay việc chủ động cắm trên 28 biển hiệu cấp dự báo cháy rừng, dọn dẹp thông luồng kênh, mương để trữ nước trong mùa khô. Gia cố cống đập trữ nước; sửa chữa đường tuần tra bảo vệ rừng. Đó cũng là những cách làm hiệu quả đã giúp những cánh rừng ở Hậu Giang được bảo vệ an toàn, kiểm soát hiệu quả người ra vào rừng trái phép.

Là người thường xuyên “đóng chân” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Giám đốc Lư Xuân Hội tự tin với cách làm là thường xuyên tổ chức tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân, học sinh tại những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng thuộc phạm vi khu bảo tồn quản lý.

Đặc biệt, việc Sở NN-PTNT thực hiện đưa kiểm lâm về phụ trách địa bàn các xã có rừng đã giúp công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng được đảm bảo thông suốt từ tỉnh đến cơ sở.

Việc đầu tư lắp đặt hệ thống camera quan sát lửa rừng, gắn với giám sát người ra vào rừng trái phép là giải pháp hiệu quả phòng chống cháy rừng. Ảnh: Kim Anh.

Việc đầu tư lắp đặt hệ thống camera quan sát lửa rừng, gắn với giám sát người ra vào rừng trái phép là giải pháp hiệu quả phòng chống cháy rừng. Ảnh: Kim Anh.

Hiện 15 xã có rừng trên địa bàn tỉnh có 7 cán bộ kiểm lâm tỉnh phụ trách, nhờ đó, không chỉ mùa khô năm nay mà nhiều năm liền, Hậu Giang không để xảy ra các vụ lấn, chiếm đất rừng và các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, kết hợp với phương pháp kiểm tra mục trắc ẩm độ vật liệu cháy trong rừng và cảnh báo cháy rừng từ Cục Kiểm lâm để phân tích, xác định cấp dự báo cháy rừng theo từng thời điểm sát với tình hình thực tế của địa phương.

Thời gian gần đây, mặc dù trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có mưa tại một số khu rừng, giảm bớt áp lực cho công tác phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên, tình hình nắng nóng tại ĐBSCL vẫn còn xuất hiện, thời tiết ít mưa, độ ẩm thấp, nguy cơ xảy ra cháy rừng vẫn còn hiện hữu. Do đó, ông Ngô Minh Long yêu cầu ngành kiểm lâm cùng với địa phương có rừng và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh không được phép lơ là, luôn nâng cao tinh thần chủ động trong thực hiện các giải pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo phương án đã đề ra.

Trong đó, trọng tâm là theo dõi, kiểm tra công tác ứng trực cháy rừng từ tỉnh, huyện, xã đến các chủ rừng, bảo đảm tiếp nhận thông tin, báo cáo kịp thời, thông suốt về cấp trên.

Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến thời điểm này tỉnh Hậu Giang chưa ghi nhận xảy ra vụ cháy rừng. Ảnh: Văn Vũ

Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến thời điểm này tỉnh Hậu Giang chưa ghi nhận xảy ra vụ cháy rừng. Ảnh: Văn Vũ

Bên cạnh đó, ngành kiểm lâm tỉnh phải phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện công trình phòng cháy, tổ chức thực tập chữa cháy và đánh giá khả năng, thời gian huy động phương tiện, lực lượng chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”.

Riêng đối với Chi cục Kiểm lâm cần thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, thông tin kịp thời theo từng thời điểm đến các địa phương và đơn vị chủ rừng.

Theo Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng, với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha, chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ.

Các vụ cháy rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt có những vụ cháy rừng đã gây thiệt hại về người

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.